Nam giới thường bị lừa ra nước ngoài để cưỡng ép lao động, bán nội tạng

Nạn nhân nam giới chủ yếu bị lừa ép ra nước ngoài để cưỡng bức lao động (cưỡng ép làm việc tại hầm mỏ, khai thác khoáng sản, lò gạch) và buôn bán nội tạng.

9 em nhỏ trốn thoát bọn buôn người Trung Quốc, "mò" đường về Việt Nam

Châu Âu tăng cường chống buôn bán nội tạng người

Rộ tin đồn bắt cóc trẻ em đưa sang Trung Quốc bán nội tạng

Tổ chức bán thận tại Hà Nội với giá 150 - 200 triệu đồng

Ngoài ra, bào thai, nội tạng và dịch vụ đẻ thuê cũng đang là những hình thức buôn bán người được các cơ quan chức năng cảnh báo.

Nam giới thường bị lừa để cưỡng bức lao động, buôn bán nội tạng

Chia sẻ thông tin tại cuộc họp báo tại Hà Nội sáng 14/7 công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 30/7 hàng năm là ngày “Toàn dân phòng chống buôn bán người”, Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) cho hay, qua các vụ buôn bán người đã bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý, nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em mà còn có nhiều nam giới.

Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 5 năm gần đây đã xảy ra 2.205 vụ buôn bán người, lừa bán gần 4.500 nạn nhân, trong đó có 55% là phụ nữ, trẻ em gái, còn lại là các nạn nhân nam giới, bào thai...

Hoạt động buôn người cũng diễn biến phức tạp hơn với những hình thức buôn bán nội tạng, bào thai, đẻ thuê, cưỡng bức lao động, hôn nhân bất hợp pháp, cưỡng ép mại dâm...

Theo Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa, nạn nhân nam giới chủ yếu bị lừa ép ra nước ngoài để cưỡng bức lao động (cưỡng ép làm việc tại hầm mỏ, khai thác khoáng sản, lò gạch) và buôn bán nội tạng...

Lực lượng công an, biên phòng toàn quốc đã điều tra, khám phá gần 2.000 vụ, bắt trên 3.000 đối tượng phạm tội mua bán người. Gần 8.000 nạn nhân được giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ trở về tái hòa nhập cộng đồng.

Lợi nhuận vài chục tỷ USD mỗi năm

Đại diện của tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho biết hiện thế giới có trên 17,5 triệu người là nạn nhân của tội phạm mua bán người, gần 21 triệu người đang bị cưỡng bức lao động, ước tính lợi nhuận của tội phạm mua bán người lên tới vài chục tỷ USD mỗi năm.

Đáng chú ý là một phần ba số nạn nhân bị buôn bán người là từ khu vực Đông Nam Á.

Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cũng như Bộ Công an đều có đánh giá chung là các nước tiểu vùng sông Mê Kông, trong đó có Việt Nam, là khu vực có tình hình tội phạm buôn bán người rất phức tạp với số nạn nhân bị mua nhiều nhất, khoảng 11,7 triệu người, chiếm tới 70% số nạn nhân được thống kê trên toàn thế giới.

“Con số những nạn nhân của buôn bán người mà chúng ta biết là những nạn nhân đã được xác định và công bố. Con số thực tế còn cao hơn nhiều vì hoạt động buôn bán người đang diễn ra dưới nhiều hình thức như cưỡng bức hôn nhân, cưỡng ép lao động...” - đại diện của Liên Hiệp Quốc lưu ý.

Ông cũng cảnh báo một xu hướng đang gia tăng trong hoạt động buôn bán người, đó là nạn nhân là cả nam giới và bé trai.

Đại diện của Liên Hiệp Quốc đề nghị trong thời gian tới, Việt Nam cần có cách tiếp cận mới đối với nạn nhân của hoạt động buôn bán người vì thực tế cho thấy nạn nhân của loại tội phạm này ở VN có xu hướng tăng về số lượng nhưng tuổi đời trẻ hơn.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội