Lễ ký kết chương trình phối hợp của Bộ Y tế cùng các ban, ngành, đoàn thể khác về Chương trình Dân số và Sức khỏe sinh sản. (Ảnh: Dương Ngọc TTXVN)
6 sự thật về mang thai sau khi phá thai
Muốn sinh con sau phá thai, rối loạn kinh nguyệt phải làm cách nào?
Phá thai một lần, có thai khó vạn lần
SỐC: Phóng khám quảng cáo quá đà phá thai trẻ vị thành niên?
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,8 tỷ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi, chiếm khoảng một phần tư tổng dân số trên toàn thế giới. Trẻ em gái vị thành niên trên khắp thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức hơn so với trẻ em trai cùng trang lứa. Ở nhiều quốc gia, một em gái khi đến tuổi dậy thì đã bị gia đình và cộng động cho là đã sẵn sàng để kết hôn, mang thai và sinh con.
Theo báo cáo của Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), thế giới hiện có gần 80 triệu trẻ em kết hôn trước 18 tuổi, trong đó khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhiều nhất với 59 triệu trẻ em. Hơn 3,2 triệu trẻ em độ tuổi 15 đến 19 từng nạo phá thai, 10% số trẻ em gái cho biết đã từng bị cưỡng bức quan hệ tình dục trước 15 tuổi. Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em gái là tự tử và biến chứng thai sản.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại lễ mít tinh kỷ niệm ngày Dân số thế giới (11/7)
Tại lễ mít tinh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Việt Nam đang trải qua thời kỳ cơ cấu Dân số Vàng với tỷ lệ thanh thiếu niên từ 10 đến 24 tuổi chiếm gần 40% dân số. Hiện có hơn 2 triệu trẻ em gái độ tuổi 15-19, trong đó tỷ lệ trẻ em nạo phá thaii là 2,66%. Để giảm thấp hơn tỷ lệ này, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa nhằm đảm bảo trẻ em gái, cũng giống như trẻ em trai, được thực hiện quyền của mình, có kỹ năng và cơ hội để tham gia vào các dịch vụ công cộng, có công việc ổn định. Điều này không chỉ cần thiết cho cuộc sống của các em, mà còn là nền tảng quan trọng về sức khỏe, cuộc sống hạnh phúc của gia đình, cộng đồng cũng như cả quốc gia.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: “ Khi trẻ em gái được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục, cơ hội nghề nghiệp việc làm, được bảo vệ an toàn thì các em sẽ phát triển tốt và có được tương lai tươi sáng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Cần nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình để trẻ em gái và vị thành niên được hưởng các quyền của các em như học tập, chăm sóc sức khỏe và không bị bạo hành. Hiện thực hóa mong ước của các em về tương lai và thay đổi thế giới của chúng ta”.
Bà Astrid Band - Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam kêu gọi Việt Nam cần đầu tư hơn nữa cho trẻ em gái vị thành niên
Cũng tại buổi lễ, bà Astrid Band – Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh như hiện nay, tăng cường đầu tư hơn nữa cho trẻ em gái vị thành niên cần được ưu tiên hàng đầu. Cần áp dụng thông điệp của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc là “Không bỏ ai lại phía sau”. Bên cạnh đó, Việt Nam cần gia tăng nỗ lực để chấm dứt nạn tảo hôn trong một số nhóm dân tộc ít người và vấn đề lựa chọn giới tính khi sinh.
Bình luận của bạn