Khi trẻ bị đau họng nghiêm trọng thì nên đưa trẻ tới gặp bác sỹ
Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?
Ổ dịch bệnh bạch hầu xuất hiện ở Bình Phước, 3 người chết
Gian nan chặn bệnh bạch hầu ở Phước Sơn
Bệnh bạch hầu: Muốn tránh thì tiêm vaccine
Chào bạn!
Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bất cứ đối tượng nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị bệnh bạch hầu. Thông thường trẻ từ 1 đến 10 tuổi bị nhiều nhất.
Bạch hầu không bùng phát theo mùa rõ rệt, chỉ cần có nguồn bệnh là sẽ lây nhiễm. Bệnh bạch hầu thường gặp với những triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2 - 3 ngày, xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện bệnh. Bệnh nhân có thể có dấu hiệu khó thở, khó nuốt. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6 - 10 ngày. Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh bạch hầu có thể tương tự triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo khi có những triệu chứng đau họng nghiêm trọng hoặc không có khả năng nuốt, cổ sưng, khó thở, tức ngực, sốt và tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu thì phải đến cơ sở y tế ngay.
Bạch hầu không thể được điều trị tại nhà. Nếu nghi ngờ mắc bênh bạch hầu thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1
Bình luận của bạn