Cắn móng tay
Nếu cắn móng tay thường xuyên, hành động này có thể làm hỏng cả móng tay và phần da xung
quanh, các chuyên gia da liễu cảnh báo. Vi trùng từ miệng lan sang da và ngược lại, vi khuẩn dưới
móng tay cũng có thể lây cho miệng, gây nhiễm trùng nướu răng và cổ họng. Sơn móng tay có thể ngăn
cản thói quen này.

Xoắn tóc
Cứ xoắn, xoay sợi tóc quanh ngón tay theo thời gian có thể dẫn đến tổn hại chân tóc, tạo ra một khu
vực bị rụng tóc tạm thời hoặc vĩnh viễn, chưa kể nguy cơ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, khoa học còn chỉ
ra rằng việc ám ảnh với việc kéo tóc là dấu hiệu của một dạng bệnh tâm thần gọi là
trichotillomania, đòi hỏi điều trị tâm lý và thuốc men.
Bẻ cổ
Mặc dù xoay đầu để di chuyển các khớp của đốt sống cổ có thể tạo ra âm thanh thú vị và một cảm giác
dễ chịu hơn nhưng liên tục làm như vậy có thể làm cho các dây chằng xung quanh vùng này dễ bị tổn
thương. Ngoài ra, nếu sử dụng lực quá mạnh về lâu dài có thể dẫn đến viêm khớp. Trong trường hợp
hiếm hoi nhưng không loại trừ là bẻ cổ mạnh quá có thể gây ra cơn đột quỵ.

Ảnh minh họa
Nặn mụn
Liên tục sờ vào mặt hoặc tìm nặn mụn trứng cá có thể làm hỏng lớp bảo vệ rất mỏng của da. Nếu điểm
nào đó bị chảy máu, bạn có thể vừa tạo ra một vết sẹo vĩnh viễn. Bác sỹ da liễu khuyên rằng, đừng
sờ vào mụn hoặc vùng ngứa trên da mặt, hãy đối xử với chúng nhẹ nhàng bằng kem bôi và kem dưỡng
ẩm.
Nghiến răng
Hàm siết lại và nghiến răng trong lúc căng thẳng có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng. Đó là nguy
cơ nứt vỡ phần thân hoặc chân răng, cũng có thể gây rối loạn khớp xương hàm. Nghiến răng chỉ một
phần nguyên nhân do căng thẳng, còn hầu hết các trường hợp là kết quả của bệnh lý mà muốn xử lý
triệt để phải chỉnh hình răng hàm mặt.
Ngậm kẹo
Ngậm kẹo làm cho răng ngập trong đường, tạo ra một môi trường hoàn hảo cho sâu răng. Nhai kẹo cứng
cũng có thể gây tổn hại răng. Vì thế, nếu thích ngậm kẹo, nên chọn loại không đường và ít tính
axit.
Liếm hoặc cắn môi
Liếm môi có thể khiến cho enzym tiêu hóa trong miệng lan ra môi, các men này thấm vào da có thể dẫn
đến viêm da và viêm môi, dấu hiệu trước tiên là đôi môi khô và nứt nẻ. Tương tự, nhai phần thịt
trong má có vết thương có thể dẫn đến viêm mãn tính, xuất huyết và để lại sẹo.

Ảnh minh họa
"Nghiện" kẹo cao su
Nhiều người ăn kẹo cao su nhiều tới mức ăn tới 18-20 miếng một ngày. Như thế có thể làm cho cơ hàm
hoạt động quá sức, trong khi nguy cơ đáng lo hơn là hệ tiêu hóa. Sorbitol, chất làm ngọt nhân tạo
trong kẹo cao su sẽ tạo ra hiệu ứng nhuận tràng khó chịu, trong khi nuốt nhiều không khí trong quá
trình nhai có thể làm dạ dày đầy hơi.
Gặm bút
Vi trùng có thể ẩn nấp ở đầu bút nên nếu ai đó có thói quen này, họ có thể nhiễm các tác nhân gây
bệnh khó chịu, kể cả virus cảm lạnh vì virus rất dễ lây lan qua các bề mặt như bút, máy tính, điện
thoại. Ngoài ra, gặm bút nhiều có thể làm hỏng răng cũng như làm tổn thương mô mềm và lợi trong
miệng.
Bình luận của bạn