Nữ sinh này vẫn đang trong tình
trạng nguy kịch sau khi tông trực diện xe đạp điện vào ô tô.
Bệnh nhân nữ 15 tuổi đang học cấp 2 tại Thái Bình, bị tai nạn khi đâm trực diện xe đạp điện vào ô tô hôm tối 31/5. Ngay sau khi tai nạn, bệnh nhân được chuyển đến cấp cứu trong tình trạng tình trạng sốc mất máu, lóc tách toàn bộ da đùi cẳng chân phải, lóc da gãy kín cẳng chân trái, đặc biệt là bệnh nhân bị gãy xương chậu…
Theo bác sĩ nội trú Đặng Hoàng Giang, Khoa Chấn thương chỉnh hình 2 (BV Việt Đức) mặc dù bệnh nhân được môt cấp cứu ngay trong đêm 31-5 nhưng tình trạng vẫn rất nguy kịch, nguy cơ nhiễm trùng và phải phẫu thuật nhiều lần. Do gãy, vỡ xương chậu, xương chậu méo mó nên sau này có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ rất lớn.
Các bác sĩ bệnh viện Việt Đức cho biết thời gian qua số bệnh nhân cấp cứu tai nạncó liên quan đến xe đạp điện khá thường gặp, trung bình mỗi tuần có 1- 2 bệnh nhân được chuyển đến BV cấp cứu. Phần lớn bệnh nhân trong độ tuổi 14-20. Các chấn thương thường gặp là gãy chân, tay... Với những trường hợp này kể cả sau khi được điều trị tích cực cũng phải mất 3-6 tháng mới có thể học tập và lao động bình thường. Tuy vậy phần xương gãy sẽ yếu hơn, thậm chí gây lệch chi, khoèo chi, về lâu dài tổn thương đến các chức năng của bộ phận cơ thể. Chưa kể, bệnh nhân sẽ chịu những sang chấn tâm lý nặng nề sau tai nạn, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sau này.
Trước đó, một ca tai nạn xe đạp điện chấn thương nặng cũng được chuyển đến cấp cứu ngoại (BV Bạch Mai). Nữ sinh viên này bị dập nát toàn bộ vùng mặt do cày mặt xuống đường, gãy xương đùi đau đớn. Nguyên nhân là khi đi chơi tại một Trung tâm thương mại, khi xuống dốc, xe bị mất phanh đã tông thẳng vào cột trụ bê tông đường hầm, nạn nhân bị văng xa, cày mặt xuống đường bất tỉnh.
Những tai nạn xe đạp điện hoàn toàn có thể kiểm soát, phòng tránh được bằng cách đội mũ bảo hiểm, tuân thủ luật giao thông.
Các bậc phụ huynh không nên chủ quan, cho trẻ điều khiển xe đạp điện khi còn quá nhỏ tuổi, bởi lái
xe đạp điện với một tốc độ nhanh cũng cần có kỹ năng, có kinh nghiệm lái xe, không phải đơn giản cứ
lên xe là rồ ga. Nhất là những người điều khiển xe đạp điện chủ yếu là học sinh, kỹ năng chưa nhiều
lại dễ bị a dua, kích động nên rất dễ có tình trạng thách đố lạng lách, đánh võng...
Ngoài ra,
những người điều khiển xe đạp điện cần có ý thức đội MBH, tuân thủ đúng luật giao thông, đi
với tốc độ vừa phải để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Xe đạp cũng cần thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để phát hiện kịp thời những hỏng hóc
nếu có (như hỏng phanh) để sửa chữa, lái xe an toàn trên đường. |
Bình luận của bạn