Ốc sên là vật chủ trung gian của loài giun tròn, gây bệnh viêm màng não
Ăn ốc sên, bé trai bị sán chui lên não
Bộ Y tế cảnh báo: Tuyệt đối không được ăn ốc sên, ốc bươu
Nhiều trẻ bị viêm màng não vì... ăn ốc sên
Chẩn đoán viêm màng nào không đau đớn
Chẩn đoán viêm màng nào không đau đớn
Nhiều người nhập viện vì ăn ốc sên
Thời gian gần đây, các bác sỹ Bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM đã tiếp nhận một bệnh nhân 10 tuổi đến từ Cà Mau trong tình trạng hôn mê. Bệnh nhân được chẩn đoán là viêm màng não. Sau hai ngày tích cực điều trị, bệnh nhi đã tỉnh và kể lại cách đây một tuần em đã cùng 5 trẻ em trong xóm bắt ốc sên nướng ăn. Sau khi ăn xong, bệnh nhi này có triệu chứng nhức đầu từ nhẹ tới nặng, nôn ói, lơ mơ, yếu tay chân nên được gia đình đưa đi cấp cứu.
Bệnh viện địa phương điều trị không có tiến triển. Đến khi bệnh nhi hôn mê thì được chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng I. Tại đây, các bác sỹ đã làm các xét nghiệm và xác định bệnh nhi bị nhiễm một loại ký sinh trùng nguy hiểm có liên quan đến ốc sên. Ký sinh trùng này có tên là Agiostrongylus - một loại sán ký sinh trên ốc sên (hay ốc ma) - gây viêm màng não.
Cháu P.V.Q đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (Ảnh: Hiếu Hiền)
Theo bác sỹ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, bình quân mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 30 trường hợp bị viêm màng não do ăn phải ốc sên. Không chỉ riêng bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhiệt đới (TP. HCM) cũng từng tiếp nhận nhiều ca bệnh biến chứng nghiêm trọng như liệt giường, bại não và có cả tử vong do ăn loại ốc này.
Vì sao ăn ốc sên có thể bị viêm màng não?
Bác sỹ Nguyễn Hoàng Phú - Phó khoa Nhiễm Việt - Anh BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết thông thường bệnh nhân viêm màng não nhập viện với 2 nguyên nhân chủ yếu là ăn ốc sên để chữa bệnh và dùng ốc sên làm thực phẩm (thường là làm mồi nhậu).
Nói về tác dụng chữa bệnh của ốc sên, bác sỹ Phú cho rằng: “Theo tôi được biết, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ có khả năng điều trị bệnh của ốc sên. Ở Nhật đã có dùng ốc sên nhưng người ta chỉ lấy chất nhờn để điều trị da mặt. Điều đặc biệt là loài ốc sên này được nuôi và chăm sóc rất vệ sinh không giống như loài ốc sên ở nước ta có thể bắt ở bất cứ đâu. Việc ăn ốc sên chưa qua nấu chín dễ khiến mọi người nhiễm ký sinh trùng tấn công não có tên khoa học Angiostrongylus. Ký sinh trùng Angiostrongylus gây viêm màng não, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và dẫn đến các triệu chứng nặng nề, có thể tử vong hoặc vẫn phải sống đời sống thực vật sau khi cứu sống".
Không chỉ ăn ốc sên mới gây ra tác hại nghiêm trọng đối với não người, nhiều loài thủy - hải sản khác cũng chứa các loại ký sinh trùng nguy hiểm có thể tấn công não người nếu như trước khi ăn, các món này không được nấu chín. Theo BS Nguyễn Trung Cấp - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, nhiều loài như cua, ốc, tôm, cá có thể nhiễm ấu trùng sán, trứng sán có thể bám vào các loại rau thủy sinh. Những loại thực phẩm này nếu không được nấu chín sẽ vào cơ thể người, nguy hiểm nhất là chui lên não. Người mắc sán có thể đại tiện ra sán hoặc sán tự bò ra. Tuy nhiên các trường hợp nhiễm sán nặng đều gầy yếu, sa sút về sức khỏe.
Bình luận của bạn