Phát hiện mới về nguyên nhân gây bệnh tự kỷ

Nhóm nghiên cứu cho rằng các mối nối này đã không được "cắt tỉa" đầy đủ trong trong giai đoạn đầu đời của người tự kỷ. Phát hiện này được xem là một bước tiến lớn trong việc tìm hiểu tình trạng phức tạp của chứng tự kỷ và mang đến triển vọng về khả năng điều trị căn bệnh này.



Các nhà khoa học đã khôi phục lại khả năng "cắt tỉa" các mối nối thần kinh trong cơ thể những con chuột có dấu hiệu tự kỷ. Kết quả là, các triệu chứng tự kỷ đã giảm đi rất nhiều. Giáo sư Jeffrey Lieberman, Khoa Tâm thần học, ĐH Columbia cho biết: "Đây là một phát hiện rất quan trọng bởi nhờ đó chứng tự kỷ có thể được điều trị triệt để".

Cũng theo nghiên cứu, mật độ các mối nối thần kinh đã giảm một nửa ở não người bình thường, nhưng chỉ giảm được 16% ở não người tự kỷ vào cuối thời kỳ thơ ấu. GS. David Sulzer, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Đây là lần đầu tiên phát hiện ra tình trạng thiếu cắt tỉa mối nối thần kinh trong não của trẻ mắc chứng tự kỷ".

Trong quá trình phát triển thông thường, sự hình thành mối nối thần kinh xảy ra mạnh nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là tại vỏ não - khu vực gắn liền với hành vi tự kỷ. "Thực tế chúng ta đã thấy được sự thay đổi trong hành vi của trẻ tự kỷ. Họ có thể được điều trị tốt hơn nếu có một loại thuốc hiệu quả. Trong khi người ta nghĩ rằng việc học tập sẽ giúp hình thành những mối nối thần kinh lành mạnh mới thì việc loại bỏ những mối nối thần kinh không phù hợp cũng rất quan trọng", GS. David Sulzer nói.

Phát hiện lần này còn cho thấy hàng trăm gene di truyền có liên quan đến bệnh tự kỷ. Hầu như tất cả mọi người đều có proteinm TOR hoạt động quá mức và thiếu khả năng cắt tỉa mối nối thần kinh.


CTV9
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội