Nếu không được phẫu thuật sớm bệnh nhân có thể bị ung thư tinh hoàn
Giãn tĩnh mạch tinh - 'Thủ phạm' gây vô sinh, hiếm muộn
Đa nang buồng trứng có gây vô sinh?
Nhiều nam giới vô sinh do không có tinh trùng
Thuốc vô sinh không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Ngày 6/11, Bác sỹ Lê Quang Dũng - Trưởng khoa Ngoại niệu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết các bác sỹ vừa phẫu thuật nội soi thành công cho một bệnh nhân nam bị “tinh hoàn ẩn” lạc trong ổ bụng và ở bẹn.
Đây là ca nội soi hạ tinh hoàn ẩn trong ổ bụng đầu tiên được tiến hành tại bệnh viện này.
Bệnh nhân là N.T.P (26 tuổi, ở huyện Bình Tân, Vĩnh Long). Theo gia đình bệnh nhân thì tình trạng bìu không có tinh hoàn của anh đã có từ lúc mới sinh.
Tuy nhiên do gia đình không chú ý nên để đến khi anh có vợ, người vợ mới cưới đã phát hiện bộ phận sinh dục của chồng bất thường nên đề nghị anh đi khám.
Đây là trường hợp tinh hoàn ẩn bẩm sinh, chiếm tỷ lệ khoảng từ 1-3% ở trẻ em, tỷ lệ tinh hoàn ẩn ở bẹn chiếm khoảng 80%, 20% còn lại ẩn trong ổ bụng.
Qua thăm khám và siêu âm, bác sỹ phát hiện một tinh hoàn (bên phải) của bệnh nhân bị lạc trong ổ bụng. Tinh hoàn còn lại ẩn phía bên bẹn trái.
Bệnh nhân đã được nội soi (trước đây phải mổ hở, tỷ lệ thành công thấp) hạ tinh hoàn ẩn trong ổ bụng xuống vị trí ở bìu phải và mổ bẹn trái kéo tinh hoàn xuống.
Do được phát hiện và can thiệp quá trễ, nên qua kết quả tinh dịch đồ bệnh nhân không có tinh trùng, nội tiết tố giảm mạnh nên khả năng bệnh nhân bị vô sinh rất cao.
Bác sỹ khuyến cáo các trường hợp tinh hoàn ẩn bẩm sinh cần được phát hiện sớm và can thiệp khi trẻ trước 2 tuổi để giữ được chức năng sinh sản của tinh hoàn.
Để càng lâu thì nguy cơ mất cả chức năng sinh sản, sinh dục và có khả năng bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn do nằm lạc vị trí quá lâu.
Bình luận của bạn