Bạn có bị ám ảnh vì ăn uống lành mạnh?
Những điều bác sỹ muốn bạn biết về rối loạn ăn uống
4 loại rối loạn ăn uống ở người lớn gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Trẻ dễ gặp rối loạn ăn uống ở trường
Phụ nữ mắc đái tháo đường dễ bị rối loạn ăn uống
Rối loạn ăn uống lành mạnh là gì?
Orthorexia neurosa - rối loạn ăn uống lành mạnh được hiểu là một mối bận tâm cực độ với việc ăn sạch, ăn lành mạnh. Mặc dù ít gặp hơn chứng chán ăn (anorexia nervosa) hoặc ăn - ói (bulimia) và không nhận được nhiều sự quan tâm, một nghiên cứu mới cho biết chứng rối loạn ăn uống lành mạnh cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với cảm xúc và thể chất.
Tác giả của nghiên cứu này, PGS. Jennifer Mills tới từ Đại học York (Toronto, Canada), cho hay: “Ăn uống lành mạnh đến mức cực đoan có thể gây ra nhiều vấn đề trong cuộc sống của bạn và bạn có thể bắt đầu cảm thấy mất kiểm soát.”
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã xem xét các yếu tố nguy cơ và mối liên hệ giữa chứng rối loạn ăn uống lành mạnh và các rối loạn tâm thần khác. Không giống như một số rối loạn ăn uống khác, rối loạn ăn uống lành mạnh hiện chưa được công nhận trong Sổ tay tâm thần tiêu chuẩn.
Ranh giới giữa ăn uống lành mạnh và rối loạn ăn uống lành mạnh rất mong manh. Những thực phẩm mà một người mắc chứng rối loạn ăn uống lành mạnh tránh tiêu thụ cũng có thể giống như những người ăn uống khoa khoa học, chẳng hạn như: Chất bảo quản, bất cứ thứ gì nhân tạo, muối, đường, chất béo, sữa, các sản phẩm động vật khác, thực phẩm biến đổi gene hoặc những thực phẩm không hữu cơ.
Nó tập trung vào việc tránh các thực phẩm dẫn đến nỗi ám ảnh, dành quá nhiều thời gian, năng lượng để suy nghĩ về những gì nên ăn, không nên ăn. Một số người có thể loại bỏ nhiều loại thực phẩm và chỉ ăn một số lượng rất nhỏ. Thế nhưng, những người mắc chứng rối loạn ăn uống lành mạnh lại thường ít quan tâm đến việc cắt giảm tiêu thụ calorie hơn so với chất lượng cảm nhận đồ ăn.
Ám ảnh vì ăn uống
Lauren Smolar, Giám đốc của các chương trình thuộc Hiệp hội Rối loạn ăn uống Quốc gia Mỹ, cho biết: “Những người bị chứng rối loạn ăn uống lành mạnh thường mất nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, lập kế hoạch, mua và chuẩn bị bữa ăn sao cho lành mạnh. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc sút cân, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.”
Một người mắc chứng rối loạn này có thể bị tập trung thái quá vào các loại thực phẩm và cách thức chế biến thực phẩm đó đến mức không thể ăn bất cứ thứ gì mà không được nấu ở nhà.
Các chuyên gia cho hay điều này có thể khiến họ bị cô lập, hoặc không thể ăn ở nhà người khác, kể cả ăn ngoài hàng vì sợ rằng thực phẩm sẽ không được chuẩn bị sạch sẽ, “lành mạnh”. Dần dần, họ bị mất kiểm soát và hoàn toàn bị chi phối bởi chính những thứ họ ăn.
Các xu hướng ăn uống trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông xã hội có thể thúc đẩy những nỗi ám ảnh đó. Bất cứ ai cũng có quyền truy cập thông tin không giới, tuy nhiên, bên cạnh các thông tin chuẩn xác và hữu ích, vẫn tồn tại các thông tin không dựa trên bằng chứng khoa học.
Việc áp dụng một chế độ ăn kiêng nhất định nào đó cũng có thể là một trong những tác nhân lớn nhất gây ra rối loạn ăn uống lành mạnh. Trên thực tế, tất cả các loại thực phẩm đều tốt nếu bạn tiêu thụ nó một cách điều độ và kết hợp với chế độ ăn uống đa dạng.
Mặc dù nhiều người nghĩ rằng rối loạn ăn uống này thường gặp ở thiếu nữ trẻ, nhưng chúng không hề hiếm gặp ở nam giới và phụ nữ có tuổi. Những người theo chế độ ăn chay thông thường (Vgetarian diet) hoặc thuần chay (Vegan diet) hoặc mặc cảm ngoại hình có nguy cơ mắc rối loạn ăn uống lành mạnh hơn.
Đối với một số người, rối loạn ám ảnh cưỡng chế hoặc lo lắng có thể biểu hiện ở nhu cầu ăn theo cách rất cứng nhắc này.
Các nhà nghiên cứu kêu gọi nên có một tiêu chuẩn chẩn đoán chính thức cho chứng rối loạn ăn uống lành mạnh, để các đơn vị chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể có biện pháp can thiệp sớm với các trường hợp này.
Bình luận của bạn