Không phải mẹ nào cũng biết cách dùng nước muối sinh lý đúng cách
Không nên tự pha nước muối nhỏ mũi
Kỹ thuật mới trong phẫu thuật: Thay máu bằng nước muối
Chọn sữa sai: Con “mãi không lớn”!
Những ẩn họa đe dọa bé yêu từ vật dụng xung quanh
Câu hỏi: Tôi thường dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và rửa mắt cho bé từ khi bé còn nhỏ. Tôi để ý lúc nào mình lười không rửa mũi cho bé thì bé dễ bị nghẹt mũi và hay ốm hơn. Nhưng bạn bè tôi nói dùng nước muối sinh lý cho bé nhiều không tốt. Bác sỹ có thể tư vấn giúp tôi được không? (Mai Lan, Quảng Bình).
Trả lời:
BSCKI Vũ Thị Nam - Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết:
Mũi là bộ phận đầu tiên của cơ quan hô hấp nên niêm mạc mũi có chức năng làm ấm, ẩm không khí trước khi vào phổi, đồng thời ngăn chặn bụi, khói, vi trùng, chất độc. Khi con bạn bị viêm nhiễm, sổ mũi, cảm cúm, nước mũi có màu xanh, vàng... bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý để loại trừ các chất bẩn và vi trùng bám vào niêm mạc mũi, đi vào phổi. Còn bình thường, nếu bạn nhỏ mũi thường xuyên, nước muối sinh lý sẽ làm sạch niêm mạc mũi đồng thời làm sạch lớp nhầy vốn giúp bảo vệ niêm mạc mũi. Vì thế, rửa mũi nhiều và rửa mũi hàng ngày là không tốt, trừ khi con bạn sống trong môi trường nhiều người bị cảm cúm hoặc các bệnh khác có nguy cơ lây qua đường hô hấp, hoặc những nơi có nhiều bụi bặm.
Sử dụng nước muối sinh lý không đúng cách khi trời lạnh cũng có thể gây tổn thương niêm mạc mũi của bé. Vì thế cần hết sức thận trọng khi dùng nước muối sinh lý cho bé, đặc biệt vào mùa đông. Mùa đông, nhiệt độ của nước muối sinh lý bị hạ xuống, nếu nhỏ ngay và trực tiếp vào mũi bé sẽ tạo cảm giác sợ hãi cho bé. Hơn nữa, nước muối bị lạnh có thể gây tổn hại đến niêm mạc mũi. Để tránh tình trạng này, bạn nên làm ấm nước muối sinh lý bằng cách ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng hoặc kẹp vào nách khoảng 5 phút. Trước khi nhỏ cho con, mẹ nên nhỏ thử vào mu bàn tay để kiểm tra độ ấm của nước muối sinh lý, không nên nhỏ cho bé khi dung dịch nóng quá hoặc lạnh quá.
Chúc bé và gia đình bạn luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn