Sân hận bỗng hóa từ bi!

Sân hận tước mất đi niềm vui, hạnh phúc, sự bình yên của mỗi con người

10 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường đang ngoài tầm kiểm soát

Chăm sóc “cô bé” tuổi “băm”: Tưởng dễ mà không dễ

Cách dùng muối Epsom để chăm sóc tóc, cải thiện sức khỏe tim mạch

Ăn gì khi mới bị cảm lạnh, cúm để ngăn bệnh trở nặng?

Sân hận được định nghĩa là "sự nóng nảy, sự hãm hại, sự chống đối, sự hung dữ và sự không hoan hỷ của tâm". Đây là một trạng thái tình cảm thông thường của con người tùy theo mức độ nào đó khi phải đối diện với những hoàn cảnh không bằng lòng.
Sân hận tước mất đi niềm vui, hạnh phúc, sự bình yên và hoà hợp. Đôi khi do thiếu kiềm chế, sân hận có thể dẫn đến tội lỗi, khiến cho chúng ta phải ăn năn, hối tiếc, khiến lòng tự trọng của chúng ta bị tổn thương và tệ hơn, là chúng ta đã nêu một tấm gương xấu cho con cái hay đệ tử của mình.
Nổi giận thường xuyên còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Những người hay nổi giận, nóng nảy và bạo động thường dễ bị huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... Họ cũng có nguy cơ bị đau đầu, đau lưng, hay rối loạn tiêu hoá và muôn vàn bệnh khác. Nhân gian thì có câu: Tức giận hại gan, nhát gan (sợ hãi) hại thận”. Đó là nhân quả. Vì vậy, sân hận là thất bại toàn diện!
Sân hận có thể làm con người hành động mất lý trí (Ảnh minh họa)
Luật nhân quả áp dụng cho tất cả mọi thứ trong vũ trụ cũng như cho mỗi cá nhân. Những hành động có chủ tâm sẽ mang đến hậu quả mà ta không thể nào tránh né. Tuy nhiên hai người cùng thực hiện một hành động giống nhau có thể nhận lãnh những hậu quả khác nhau, giống như gieo bẩn vào một ly nước và một hồ nước thì kết quả khác nhau.
Hiểu được duyên khởi, nhân quả, vô thường, vô ngã thì bốn trạng thái ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái vắng mặt. Các sân hận xuất phát từ ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái cũng theo đó chấm dứt. Đây là 6 cách tu tập rất hay, áp dụng đúng sẽ mang lại kết quả tốt đẹp:
1. Tránh voi chẳng xấu mặt nào! Chúng ta nên tránh những sự gặp gỡ khiến ta nổi sân, nhất là khi tình cảm ta không được quân bình và dễ kích động - cũng như ta nên bảo vệ mình khỏi người xấu, lũ voi hoang dại, rừng rậm và những thứ nguy hiểm khác. Tức là tránh được duyên khởi. Khi sân hận không khởi phát thì nó sẽ không thể bùng phát hoặc tái diễn?
2. Kiểm soát cảm xúc, nội tâm! Làm chủ hành động của mình có nghĩa là làm chủ nghiệp của mình. Nếu sân hận dấy khởi, ta cần nhắc nhở tâm về điều luật mình làm chủ hành động của mình, đó là: “Người hành động là chủ của hành động mình, người đó phải thừa hưởng hậu quả hành động mình, người ấy sẽ sinh ra từ các hành động của mình, người ấy bị trói buộc vào chúng, nương tựa vào chúng, và bất cứ điều phải, điều trái nào người ấy đã làm, sẽ là điều người ấy phải nhận lãnh”. Vì vậy, kiềm chế sân hận không phải là nhu nhược mà là thắng được chính mình?
3. Tự yêu thương chính mình! Nếu ta có thể tự nhắc nhở mình về luật nhân quả, có thể sẽ giúp ta dễ buông bỏ sân hận hơn. 
4. Tu tập “tâm vô thường”! Xả có nghĩa là chấp nhận mọi thứ như chúng là, như thế đối với người nguyện tiến bước trên con đường tâm linh, điều ấy có nghĩa là không tạo ra xung đột bằng cách xen vào việc của người.
Lấy từ bi xóa bỏ hận thù
Xả hàm chứa một sự chấp nhận và bằng lòng êm ái. Điều cần lưu ý trước tiên là phải chắc chắn rằng ta không làm điều gì để tạo thêm khổ đau, rồi thì xem xét mỗi hoàn cảnh với sự cảm thông, và sửa đổi những gì có thể. 
Xả được coi là tình cảm cao thượng nhất, và không nên nhầm lẫn nó với thái độ dửng dưng. Xả không chỉ hàm chứa lòng từ bi - điều mà dửng dưng không có - mà nó còn phát khởi từ tri kiến về vô thường, về thực chất là mọi chuyện của ngày hôm nay sẽ khác đi ở ngày mai. Mọi thứ sẽ nguôi ngoai?
5. Học các tấm gương nhẫn nhịn! Chúng ta có thể tăng trưởng thêm sự an bình nội tại gấp bội bằng cách thường xuyên tiếp xúc với người giỏi nhẫn nhịn, người mà ta hoàn toàn tin tưởng và có thể giúp ta làm giống như họ.
6. Lấy từ bi xóa bỏ hận thù! Khi tâm đã không còn sân hận, bực tức thì ta có thể bình thường hóa quan hệ. Và nếu nghĩ đến nhân quả của “kẻ gây chiến”, ta có thể càng nên thương người đã và đang hại mình nữa, vì họ đã và đang tạo nghiệp xấu để sẽ bị đọa lạc trong tương lai. 
Bất hạnh là do thiếu chí tu
Giận người, người oán, há tiêu thù
Tiền đưa bán sách không cần đếm
Lương trả trông hàng chẳng tận thu
Cố chấp ganh đua nên mãi điếc
Từ bi hỷ xả mới không mù
Lảng xa sân hận lòng thanh thản
Tâm tự an lành, chẳng phải ru?
Hoặc thế này chăng:
Trong đời nhiều kẻ ghét ta hoài
Chúng chửi, ta lờ nào có sai?
Quân tử bơ ngay nên yên phận
Tiểu nhân thù miết chẳng an bài
Người thường tủm tỉm, ngỡ là dốt
Kẻ sỹ ngâm nga, tưởng mới tài
Kệ đứa ghen ta luôn nói bẩn 
Biết như không biết để ngoài tai
Chí Thiện
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức