10 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường đang ngoài tầm kiểm soát

Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

Thuốc điều trị đái tháo đường nên uống trước ăn hay sau ăn?

Người bệnh đái tháo đường có được ăn măng không?

Người bị biến chứng đái tháo đường nên tập thể dục như thế nào?

Người bị biến chứng đái tháo đường nên tập thể dục như thế nào?

Đường huyết quá cao

Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh đái tháo đường không được kiểm soát là chỉ số đường huyết quá cao. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết của người khỏe mạnh bình thường là 70-130 mg/dl trước bữa ăn và dưới 180 mg/dl sau khi ăn 2 giờ.

Việc sử dụng đúng, thường xuyên thuốc điều trị đái tháo đường cộng với những thay đổi lành mạnh trong lối sống có thể giúp kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên nếu người bệnh đái tháo đường vẫn có mức đường huyết cao hoặc tăng đều đặn thì họ cần phải đi khám và có những điều chỉnh trong kế hoạch điều trị.

Thường xuyên nhiễm trùng

Bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng của cơ thể

Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Một số dạng nhiễm trùng bao gồm: nhiễm trùng ngoài da, viêm loét bàn chân; nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang; nhiễm trùng ở miệng và đường tiêu hóa; nhiễm trùng đường hô hấp như cúm hoặc lao; nhiễm trùng tai; nhiễm trùng nấm men…

Bệnh đái tháo đường làm cho thời gian hồi phục sau khi bị nhiễm trùng lâu hơn và tình trạng nhiễm trùng có thể tồi tệ hơn. Nếu không được điều trị kịp thời, một biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng là nhiễm trùng huyết có thể phát triển.

Đi tiểu nhiều

Bệnh nhân đái tháo đường có thể đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu nhiều hơn bình thường. Đi tiểu nhiều được tính là đi tiểu từ 3 lít mỗi ngày trở lên. Điều này là do cơ thể cố gắng loại bỏ glucose dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, khi lượng đường trong máu tăng cao, người bệnh cũng uống nước nhiều hơn khiến họ cần đi tiểu nhiều hơn.

Khát nước cực độ

Những người mắc bệnh đái tháo đường đôi khi gặp phải tình trạng khát nước cực độ mặc dù họ uống đủ nước. Họ có thể bị choáng váng, chóng mặt, khô miệng thường xuyên. Điều này phổ biến với bệnh nhân đái tháo đường type 1, và xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 khi đường huyết cao.

Tăng sự thèm ăn mà không tăng cân

Người mắc bệnh đái tháo đường có mức đường huyết cao nhưng các tế bào không tiếp cận được lượng đường này để sử dụng làm năng lượng khiến họ luôn cảm thấy thiếu năng lượng. Dấu hiệu cơn đói xuất hiện khi cơ thể yêu cầu tiếp năng lượng để hoạt động. Ngay cả khi người bệnh mới ăn xong, cơn đói vẫn có thể kéo dài do cơ thể không nhận được tất cả năng lượng cần thiết từ thực phẩm.

Sút cân

Người bệnh đái tháo đường có thể ăn rất nhiều những vẫn bị sút cân

Không hấp thụ glucose cũng có thể dẫn đến sút cân. Sút cân ở người bệnh đái tháo đường phụ thuộc vào việc cơ thể sử dụng glucose như thế nào và người đó ăn bao nhiêu. Nếu bạn có vẻ ăn quá nhiều nhưng vẫn giảm cân, bạn nên đi khám ngay lập tức.

Hơi thở có mùi trái cây

Lượng đường trong máu cao có thể khiến hơi thở có mùi trái cây hoặc rất ngọt. Khi cơ thể không thể tiếp cận glucose từ máu, do vấn đề về insulin, cơ thể sẽ phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Điều này tạo ra một hóa chất gọi là acetone có thể có mùi trái cây.

Hơi thở có mùi trái cây là dấu hiệu biến chứng toan ceton do đái tháo đường (DKA), một tình trạng đe dọa tính mạng. Nếu triệu chứng này xuất hiện, hãy đi khám ngay lập tức.

Bệnh thận

Đái tháo đường không được kiểm soát có thể dẫn đến các bệnh thận mạn tính hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Theo thời gian, nồng độ glucose cao có thể làm hỏng các mạch máu. Khi thận phải hoạt động nhiều hơn để lọc máu, bệnh thận có thể xuất hiện.

Người mắc đái tháo đường và bệnh thận có thể nhận thấy các dấu hiệu bao gồm: Nước tiểu tối màu, có màu; Nước tiểu có nhiều bọt; Đau lưng dưới gần thận; Nhiễm trùng ở thận, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Triệu chứng bệnh tim mạch

Người bệnh đái tháo đường có thể có các triệu chứng như huyết áp cao, cholesterol cao hoặc béo phì, những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trong các biến chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch là bệnh có khả năng gây tử vong cao nhất. Tăng huyết áp, đau ngực hoặc nhịp tim bất thường là những dấu hiệu cảnh báo quan trọng không được bỏ qua dù là do bệnh tiểu đường hay bất cứ bệnh nào khác.

Tê, ngứa râm ran

Nồng độ đường trong máu cao trong thời gian dài có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên toàn cơ thể, đặc biệt là ở tay hoặc chân. Nếu một người bị tê hoặc ngứa ran, họ có thể bị tổn thương thần kinh, hoặc mắc bệnh thần kinh do đái tháo đường gây ra. Đau thần kinh có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào, nhưng nó đặc biệt phổ biến ở bàn chân và bàn tay.

Người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ một chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh cộng với sử dụng đều đặn các loại thuốc điều trị để giữ đường huyết ở trong tầm kiểm soát. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược quý tự nhiên giúp hạ đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng đái tháo đường như khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, linh chi, trương thuật…

Trịnh Tây H+

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe TĐCARE có thành phần 100% thảo dược tự nhiên kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết, giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường. Sản phẩm dùng cho người đái tháo đường, tiền đái tháo đường và người có nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập website tdcare.vn hoặc gọi 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số giấy phép QC: 00811/2018/ATTP-XNQC
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Sản xuất & chịu trách nhiệm về Sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn – Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết