Sập hầm thủy điện: Nước trong hầm dâng lên nhanh chóng

Nước trong hầm đang dâng cao khiến công tác cứu hộ gặp khó khăn

Sập hầm thủy điện ở Lâm Đồng: 12 người vẫn còn sống

Phi công Vietnam Airlines: Nhầm mã khẩn nguy với mã khủng bố?

Chất lượng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất rất tệ

Kiểm tra xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng

Bộ Y tế: Siết chặt kiểm dịch y tế tại sân bay Nội Bài

Công việc cứu hộ nạn nhân trong việc sập hầm thủy điện Đạ Dâng đang hết sức khẩn trương  khi nước tại khu vực hầm sập không ngừng dâng lên. Với tình hình mới nước đang ngập đến chân, việc đào đất cứu hộ sẽ rất nguy hiểm... nên chưa thể thực hiện được việc đào đất ngay. Một nhóm 15 công nhân có nhiều kinh nghiệm nhất từ mỏ than tỉnh Quảng Ninh đã được điểu động vào Lâm Đồng và tham gia công tác cứu hộ. Trưa nay, nhóm công nhân này với đầy đủ dụng cụ cần thiết đã tiến vào hầm. Hiện công tác khoan đào để thoát nước gặp khó do có rất nhiều đá mồ côi, nguy cơ sạt lở tiếp cao. Máy xúc và máy khoan chủ lực được điều động tới. 

Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Nguyễn Xuân Tiến, quyết định phương án khoan cọc nhồi và đào hầm. Dự tính nếu khoan từ đỉnh đồi xuống với khoảng cách 60m sẽ mất khoảng 2 ngày, nếu không gặp đá. Nếu theo phương án khoan cọc nhồi sẽ cần sự tham gia của các đơn vị giao thông. 

Lực lượng công nhân mỏ từ Quảng Ninh vào Lâm Đồng tham gia cứu hộ. (Nguồn: Dân trí)

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo, ưu tiên cứu người là số một. Bộ trưởng yêu cầu xây dựng nhiều phương án, trong đó có hướng đào hầm đưa nạn nhân ra ngoài theo phương án khoan phá đất sụt hoặc khoan cọc nhồi. “Nguyên nhân và trách nhiệm đối với sự cố cần làm rõ nhưng vấn đề số một hiện nay vẫn là cứu người”,  ông Dũng trao đổi.

Nhận định công tác cứu hộ đã đạt kết quả quan trọng khi cung cấp được oxy và thức ăn cho các công nhân bị nạn, Bộ trưởng Bộ Xây dựng lưu ý phần việc tiếp theo là xử lý để thoát được nước ở khu vực hầm sập giữ chân 12 công nhân bị nạn. Bộ trưởng Xây dựng đề nghị khoan nhiều hướng khác nhau để nhanh chóng bơm, hút được nước.

Danh sách 12 công nhân mắc kẹt trong hầm thủy điện Đạ Dâng được công bố. Gồm:

1. Phạm Viết Nam, nam, 1976; tỉnh Nghệ An

2. Phạm Xuân Đăng, nam, 1964; tỉnh Vĩnh Phúc

3. Đặng Thị Hồng Ngọc, nữ, 1988; tỉnh Nghệ An

4. Phạm Viết Lành, nam, 1994; tỉnh Nghệ An

5. Nguyễn Anh Tuấn, nam, 1991; tỉnh Hà Tĩnh

6. Nguyễn Văn Quang, nam, 1992; tỉnh Nghệ An

7. Hoàng Ánh Văn, nam, 1990; tỉnh Nam Định

8. Hoàng Đình Thịnh, nam, 1996; tỉnh Nam Định

9. Hoàng Đình Hường, nam, 1984; tỉnh Nam Định

10. Nhữ Văn Trường, nam, 1992; tỉnh Hà Nam

11. Nguyễn Tiến Đoàn, nam, 1989; tỉnh Nam Định

12. Trương Tuấn Việt, nam, 1984; tỉnh Hà Nam

Như tin chúng tôi đã đưa trước đó, tai nạn sập hầm xảy ra khoảng 7h ngày 16/12. Công ty Cổ phần Sông Đà 505 - đơn vị thi công cho biết, đoạn bị sập cách cửa hầm 300m, hầm sâu khoảng 6m, có 12 người (1 nữ) đang bị kẹt bên trong.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có công điện yêu cầu khẩn trương cứu nạn sự cố sập hầm thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo.

Công điện của Thủ tướng nêu rõ, sáng 16/12/2014, công trình đang thi công thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo tại thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã xảy ra sự cố sập hầm làm 11 công nhân còn đang bị mắc kẹt.

Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng khẩn trương huy động mọi lực lượng, phương tiện, sử dụng các biện pháp để tập trung ứng cứu, tổ chức tìm kiếm, cứu nạn đối với các nạn nhân còn bị mắc kẹt trong hầm.

Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhận nhiệm vụ chỉ đạo Quân khu 7, các đơn vị đóng quân trên địa bàn và các đơn vị liên quan sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu....
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội