Chấp bút của Sara Imas - một bà mẹ đơn thân người Do Thái.
Dạy con tốt bụng hơn giỏi giang
8 câu "thần chú" để dạy con ngoan
Những điều về nuôi dạy con mà sách không dạy
Những lỗi lầm của cha mẹ khi dạy con
“Vô cùng tàn nhẫn - Vô cùng yêu thương” là chấp bút của Sara Imas - một bà mẹ đơn thân người Do Thái từng sinh ra, lớn lên và lập gia đình tại Trung Quốc. Sau khi ly hôn, theo tiếng gọi của cố hương bà đã đưa ba con trở về Israel. Từ một bà mẹ Trung Quốc bao đồng đúng nghĩa, Sara Imas đã dần trải nghiệm và tiếp thu văn hóa cũng như cách dạy con độc đáo của người Do Thái, để rồi hơn 20 năm sau, hai con trai bà đã trở thành triệu phú trong ngành kinh doanh kim cương. Con gái bà đang là sinh viên của một trường đại học danh tiếng.
Đáng nói ba người con ấy luôn tràn ngập yêu thương với người mẹ của mình. Ngay từ nhỏ họ đã biết tụ họp nhau lại và tự hứa sẽ tặng mẹ nhà đẹp để ở thoải mái hơn, tặng mẹ xe hơi để đi lại thuận tiện hơn. Riêng cô gái út thì hứa sẽ tặng mẹ chìa khóa một két sắt chứa nhiều đồ trang sức quý giá để mẹ vui lòng. Đến nay hai người con trai của bà đều đã thực hiện được lời hứa ấy. Riêng cô con gái út thì như bà nói “đã đến được rất gần thời điểm thực hiện lời hứa đó rồi”.
Điểm mấu chốt trong phương pháp dạy con của Sara Imas cũng như của người Do Thái nói chung là bồi dưỡng kỹ năng sinh tồn, kiếm tiền và quản lý tài sản cho con. Điều này không nhằm mục đích biến trẻ thành cái “máy kiếm tiền” hay “thần giữ của”. Ngược lại, họ coi “giáo dục quản lý tài sản” cũng là một cách “giáo dục đạo đức” hay “giáo dục nhân cách”.
Mục đích của việc làm cho trẻ hiểu được luân lý lao động, biết đầu tư và quản lý tài sản đúng cách. Nó không chỉ đơn thuần là truyền bá tri thức và rèn luyện kỹ năng sinh tồn, mà ý nghĩa sâu xa là giúp con trẻ trang bị những hiểu biết cần thiết và giá trị quan đúng đắn của cuộc đời. Chỉ có dạy con biết mưu sinh, biết theo đuổi mục tiêu của mình, biết hưởng thụ cảm giác hạnh phúc, thỏa mãn sau khi đạt được mục tiêu thì cha mẹ cũng như con cái mới có thể trở thành người hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Sara cũng cho rằng: “Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu!” Giáo dục con cái là một môn học, một nghệ thuật, mà tất cả mọi người đều phải học tập. Đáng thương cho tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ, nếu không học cách nuôi dạy con đúng đắn thì chắc chắn sẽ chuốc lấy hậu quả đáng sợ và đáng hận. “Con muốn học mà cha mẹ không dạy” cũng bi thương như “con muốn nuôi, mà cha mẹ chẳng còn”.
Vậy cha mẹ cần dạy dỗ con một cách khoa học như thế nào? Đó là một câu hỏi và cũng là một vấn đề lớn có liên quan mật thiết đến sự thành công hay thất bại của một người, cũng như sự hưng thịnh hay suy thoái của cả một dân tộc.
Để không tạo ra thế hệ ăn bám
Bà mẹ Do Thái này đưa ra một số gợi ý để không nuôi con thành tiến sĩ giấy, ăn bám bố mẹ:
- Con nên làm một số việc nhà, tùy theo sức của mình
- Con chịu một chút tủi thân, không có gì là không tốt
- Cha mẹ chỉ nên đáp ứng một nửa yêu cầu của con, tiếp nhận yêu cầu hợp lý, thay đổi yêu cầu bất hợp lý, thậm chí đôi khi phải từ chối
- Khi con làm sai, đó là cơ hội để cha mẹ giáo dục con
- Từ lần đầu tiên con dùng hành động khóc lóc ầm ĩ để uy hiếp cha mẹ, cha mẹ không được chiều theo ý con, bằng không con sẽ “được đằng chân, lân đằng đầu”
- Cha mẹ nên cho con cọ xát khó khăn
- Con chỉ có thành tích học tập cao chưa chắc sau này đã là người đạt được thành tựu to lớn
- Cha mẹ phải chôn chặt ý nghĩ “con là người giỏi nhất” trong lòng, đừng cho chúng nảy sinh bất kỳ ý nghĩ tự cao tự đại nào
- Khi con gặp khó khăn, cha mẹ đừng ngại để con tự giải quyết
Bản quyền thuộc Thái Hà Books. Giá: 68.000 đồng.
Bình luận của bạn