Dạy con tốt bụng hơn giỏi giang

Bố mẹ nên dạy trẻ biết quan tâm và chia sẻ với người khác

Mách mẹ cách đặt tên hay cho con!

10 cách dạy con ấn tượng của mẹ Tây - bạn dám thử không?

7 thực phẩm nuôi con chân dài

Nuôi con bằng sữa mẹ: Phải kiêng...

Sự thật về những truyền thuyết nuôi con

Chuyên gia Richard Weissbourd là chuyên viên điều phối dự án “Making Caring Common” với sứ mệnh nuôi dạy trẻ thành người tử tế.

“Trẻ em sinh ra không đơn giản là tốt hay xấu và chúng ta không bao giờ nên bỏ cuộc với trẻ. Trẻ cần người lớn giúp để trở thành người tử tế ngay từ giai đoạn thơ ấu” – các nhà nghiên cứu viết.

Kết quả một cuộc khảo sát của dự án này cho thấy, có đến 80% bạn trẻ nói rằng bố mẹ họ chỉ quan tâm và tự hào khi con đạt thành tích tốt trong học tập hoặc khi con có niềm vui, hứng thú vào việc gì đó. Hầu như không quan tâm nhiều đến việc con mình có ý thức đóng góp cho cộng đồng hay không.

75% người được phỏng vấn cũng đồng ý rằng “bố mẹ thường tự hào nếu tôi đạt điểm cao hơn là khi tôi là một người biết quan tâm tới người khác trong một tập thể”.

Chuyên gia Weissbourd cùng các cộng sự của mình đã đưa ra những khuyến nghị về cách nuôi dạy trẻ để chúng trở thành những người "biết quan tâm, tôn trọng người khác và sống có trách nhiệm" khi trưởng thành. Cụ thể đó là:

Dạy trẻ nghĩ đến nhu cầu của người khác

Phụ huynh thường đặt niềm vui và sự thỏa mãn của con trẻ lên hàng đầu. Điều này sẽ khiến con trở thành đứa trẻ ích kỷ, chỉ biết nhận mà không sẵn sàng chia sẻ. Trong khi thực tế, trẻ cần phải học cách cân bằng nhu cầu của mình và nhu cầu của người khác để sống hòa nhập trong cộng đồng.

Rèn luyện đạo đức từ thời thơ ấu cho bé

Nên nhấn mạnh tới sự quan tâm khi bạn tương tác với những người khác trong cuộc sống của trẻ. Ví dụ, hãy hỏi giáo viên xem con bạn có phải là một cá nhân tốt trong tập thể không.

Mở rộng phạm vi quan tâm

Ban đầu, trẻ chỉ dành sự quan tâm đến những người thân trong phạm vi trong gia đình và bạn bè xung quanh. Chúng ta cần khuyến khích trẻ mở rộng sự quan tâm ra ngoài phạm vi này. Đó là một bạn học mới chuyển đến, một trẻ cùng trang lứa nhưng nhút nhát, e dè hơn con của bạn và rộng hơn nữa là những người lớn con sẽ gặp như bác tài xe bus, nhân viên phục vụ...

Hãy tham gia cùng con vào một câu chuyện mà nhân vật chính là những đối tượng trên để tăng sự cảm thông của con, giúp con hiểu và tập cách quan sát và tạo được liên bằng sự cảm thông, thấu hiểu với người lạ.

Biết ơn những điều người khác mang đến

Phụ huynh cần đặt ra những kỳ vọng cao về mặt đạo đức, ví dụ như yêu cầu trẻ thực hiện những cam kết, lời hứa của mình cho dù điều đó có thể làm trẻ không vui. Ví dụ, trước khi trẻ quyết định rời khỏi đội bóng, ban nhạc hoặc chấm dứt tình bạn với ai đó, cha mẹ hãy yêu cầu trẻ xem xét nghĩa vụ của mình với tập thể đó và khuyến khích trẻ tìm ra vấn đề trước khi bỏ. Cho con cơ hội quan tâm, bày tỏ lòng biết ơn.

Khuyến khích con trân trọng những điều người khác mang đến cho mình. Bạn cảm ơn khi được con quan tâm, làm điều gì cho bạn và sau đó đặc biệt khích lệ những việc tốt mà con làm cho những người xung quanh.

Sự tử tế không thể tự có mà đó là một quá trình lặp đi lặp lại hành vi quan tâm người khác và thể hiện lòng biết ơn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, những ai có tấm lòng bao dung, tốt bụng, thích giúp đỡ người khác sẽ thấy mình luôn hạnh phúc, nhiều năng lượng.

Bố mẹ cần là tấm gương đạo đức cho trẻ

Hướng dẫn trẻ kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Thông thường khả năng quan tâm tới người khác hay bị lấn át bởi sự tức giận, xấu hổ, ghen tị hoặc những cảm xúc tiêu cực khác. Hãy đảm bảo rằng trẻ luôn ứng xử tôn trọng với người khác, ngay cả khi chúng mệt mỏi, lo lắng hay tức giận.

Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách xử lý tình huống này như dừng lại, hít sâu bằng mũi, thở ra bằng miệng và đếm đến 5. Thực hiện cách này khi trẻ đang bình tĩnh.

Đến khi trẻ mất bình tĩnh, hãy nhắc cho trẻ nhớ về những bước này và cùng thực hiện với trẻ. Sau một thời gian, trẻ sẽ tự làm được một mình để thể hiện cảm xúc theo hướng tích cực và hợp lý

Trở thành tấm gương đạo đức cho con

Để dạy con, điều kiện đi kèm là bạn phải làm tất cả với sự chân thành, công bằng, đúng như những gì bạn nghĩ. Con trẻ rất nhạy bén và chúng sẽ học được rất nhiều từ hành động cụ thể của người mà chúng thân thiết nhất. Bạn có thể cùng con tham gia một hoạt động cộng đồng ở địa phương, hãy là người bạn của con những lúc này.

Hãy nhớ rằng bạn không cần phải hoàn hảo tuyệt đối trước mắt con. Bạn có thể mắc sai lầm, có hành xử không phù hợp trong một hoàn cảnh nào đó nhưng quan trọng là hãy cùng con nhìn nhận lỗi sai ấy. Đôi khi nó còn tạo ấn tượng mạnh hơn với trẻ.

Hoàng Thanh H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin