Ai cũng nghĩ rằng lời nói dối của mình vô hại, nhưng thực chất nói dối nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn
Không gian tâm thức: Trí tuệ, tâm trí và tiềm thức
Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ!
Mark Zuckerberg - bài học về "không bao giờ từ bỏ"
Luật nhân quả khi nào linh ứng?
Nhân quả báo ứng: "Bản án" đáng sợ nhất
Theo các nhà nghiên cứu, mọi người nói dối là do họ sợ hậu quả khi nói ra sự thật. Khi một người bị mắc lỗi, họ sẽ cố gắng che dấu sự thật để không bị người khác cho rằng mình ngu ngốc, trình độ kém cỏi hay đơn giản là để người khác không trút cơn giận lên họ. Ngoài ra, có người nói dối là vì họ sợ bị phạt, bị khước từ những lợi ích cá nhân trong cuộc sống,… Do đó, tùy vào hoàn cảnh mà mọi người viện đủ các lý do để che đậy tội lỗi của mình.
Nói dối có hại sức khỏe
Như chúng ta đã biết, hệ thống thần kinh của chúng ta có sự liên quan chặt chẽ đến hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Mọi hoạt động, suy nghĩ, ý thức, cảm giác và xúc cảm của chúng ta đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân. Nói đơn giản hơn là cơ thể của bạn sẽ hành động theo những gì bạn suy nghĩ.
Khi nói dối, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, áy náy hay nói chung là stress về một vấn đề nào đó. Lúc này cơ thể bạn sẽ sản sinh ra nhiều loại hormone khác nhau như cortisol và norepinephrine. Cortisol sẽ làm giảm thiểu sự sản sinh chất endorphins (hormone hạnh phúc) trong cơ thể, làm tăng lượng đường trong máu và làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Chất norepinephrine sẽ kích thích nhịp tim đập nhanh và dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
Nói dối là một thói xấu và là một căn bệnh của con người
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu khoa học còn cho rằng, những người thường xuyên nói dối thường hay lo âu, suy nhược về thể chất lẫn tinh thần và dễ dẫn đến các chứng bệnh viêm loét, đau đầu, mất ngủ hay paranoia (chứng hoang tưởng bộ phận).
Nói dối là một thói xấu và là một căn bệnh của con người. Nói dối cũng chính là sự không trung thực, hành động đó dần sẽ làm cho con người không sống thực với chính bản thân mình, làm mất đi lý trí và sẽ sống trong sự giả dối của chính lương tâm. Nói dối quen miệng sẽ trở thành cái tật rất khó diệt trừ. Nói dối mà người ta biết được thì kể như mình bị cô lập, không còn ai muốn thân cận với mình, nghĩa là nói dối sẽ làm cho uy tín mình không còn nữa.
Ðối với đạo Phật, nói dối tai hại trên nhiều mặt
Nói dối ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định xã hội. Con người chỉ có thể sống chung với nhau trong một bầu không khí tin cậy lẫn nhau, tin cậy rằng, trong giao tiếp, mọi người đều nói thật. Nếu mọi người đều nói dối, thì đó là dấu hiệu của xã hội giải thể và tan rã.
Việc nói dối không chỉ gây ra hậu quả cho bản thân, cũng có những lời nói dối khiến người khác bị ảnh hưởng…
Chẳng hạn, một giám đốc công ty xây dựng dối trá khi thực hiện dự án, rút ruột công trình… khiến công trình vừa xây xong đã hư hại, thậm chí bị sập, gây chết người. Cũng không ít người nói kiểu "lưỡi hai chiều" làm tan vỡ hạnh phúc gia đình người khác, hay khiến mọi người nghi ngờ lẫn nhau. Họ thường tạo khẩu nghiệp nặng, ngậm máu phun người, bới chuyện thiên hạ, kích động bên đông, kiếm chuyện bên tây, đâm bị thóc, chọc bị gạo, chòng ghẹo mọi người…
Theo quan điểm của Phật giáo, dối trá là ngu dốt lớn nhất của con người
Hay trong quan hệ gia đình, có những người con ăn nói với đấng sinh thành bằng những lời thô ác, gây thương tổn tình cảm trong lòng cha mẹ. Thậm chí, có những đứa con nhẫn tâm đuổi cả cha mẹ ra khỏi nhà, kèm theo những lời lẽ độc ác và thái độ hằn học. Họ quên rằng, đó là những người đã sinh thành và nuôi dưỡng họ từ nhỏ cho đến lớn khôn. Họ cũng quên mất rằng, những lời lẽ như thế đối với cha mẹ sẽ ảnh hướng rất xấu tới chính những đứa con do họ sinh ra. Điều này sẽ hằn sâu trong tâm trí trẻ và biết đâu về sau họ lại bị ngược đãi bởi chính con mình.
Trên bình diện cá nhân, nói dối có tác dụng tai hại là phản ứng dây chuyền. Nghĩa là, lời nói dối này kéo theo lời nói dối khác rồi một lời nói dối khác nữa, còn nghiêm trọng hơn, cho tới khi bản thân mình cũng bị bao bọc bởi tấm màn dối trá do mình tạo ra. Một con người như thế ngày càng tách rời xa đích giải thoát và giác ngộ, ngày càng sa đọa vào vòng tội lỗi, khó gỡ ra được. Một người đã sống không thật với người khác, và với bản thân mình, thì sẽ không bao giờ tìm tới sự thật, chứ đừng nói chứng ngộ sự thật.
Có rất nhiều kiểu nói dối, những cách nói khiến cho bản thân và người khác bị tổn thương... Để giải trừ điều này, mỗi người luôn cần phải sống cho đúng đạo đức, giá trị xã hội; nói năng phải chính ngữ, diệt trừ tật xấu, tính tham, cắt đứt ác ý. Chỉ như vậy mới đem lại cuộc sống yên vui, thân tâm an lạc cho mình và những người xung quanh.
"Lời giả dối làm rối loạn tâm thiện. Không nhịn được điều nhỏ nhặt, sẽ làm hư chuyện đại sự". (Xảo ngôn loạn đức. Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu - Khổng Tử).
Bình luận của bạn