Vi khuẩn Wolbachia có khả năng ức chế sự phát triển của virus gây bệnh sốt xuất huyết
Hàng chục ngàn con muỗi sẽ được phóng thích mỗi tháng trong vòng bốn tháng. Đợt thả muỗi đầu tiên thực hiện ở Tubiacanga, ở phía bắc của Rio. Các đợt nghiên cứu đánh giá hiệu quả của chiến dịch dự kiến diễn ra vào 2016.
Vi khuẩn Wolbachia sống trong 60% các loài côn trùng. Nó hoạt động như một loại vaccine xin cho muỗi mang bệnh sốt xuất huyết, muỗi Aedes aegypti, giúp ngăn chặn virus sinh sôi trong cơ thể của nó.
Wolbachia cũng có ảnh hưởng đến sinh sản. Nếu một muỗi đực mang vi khuẩn thụ tinh cho một con cái không mang vi khuẩn, các trứng không biến thành ấu trùng.
Nếu cả con đực và con cái cùng mang vi khuẩn Wolbachia hoặc chỉ cần muỗi cái mang vi khuẩn, lứa muỗi tiếp theo sinh ra sẽ mang vi khuẩn.
Kết quả muỗi Aedes với vi khuẩn Wolbachia sẽ chiếm đa số mà không cần các nhà nghiên cứu phải liên tục thả thêm muỗi mang vi khuẩn. Ở Úc quá trình này xảy ra trung bình trong vòng 10 tuần.
Wolbachia là một chi vi khuẩn nội bào tồn tại tự nhiên ở hơn 70% loài côn trùng trên trái đất (bướm, bọ rầy, kiến, nhện...). Loài vi khuẩn Wolbachia này có thể ức chế khả năng phát triển của virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết trong cơ thể muỗi. Tại Việt Nam, năm 2013 đã có dự án thả 200.000 con loăng quăng trên đảo Trí Nguyên, Khánh Hòa nhằm thay thế quần thể muỗi vằn Aedes aegypti tự nhiên bằng nhóm mới mang tác nhân sinh học Wolbachia có khả năng giảm sự lây nhiễm virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng. |
Bình luận của bạn