Trên
cơ sở đó, cơ quan EVN, PC1, PCHN, ĐLHK đang triển khai phương án thuê
trụ sở làm việc; hoàn thành thủ tục giao nhận đất, các thủ tục đầu tư
để sớm xây dựng trụ sở làm việc của Ao, tại khu đô thị Cầu Giấy (dự
kiến đưa vào sử dụng năm 2008).Tuy nhiên, xung quanh việc thu hồi hơn
14.000m2 đất tại 69 Đinh Tiên Hoàng còn có nhiều vấn đề phải bàn...
Cần giữ gìn những giá trị tinh thần
Ngày
21-12-1954 là một ngày lịch sử đáng ghi nhớ của CBCNV ngành Điện. Đó là
ngày Bác Hồ đến thăm nhà máy Đèn Bờ Hồ (69 Đinh Tiên Hoàng bây giờ).
Bác đã dặn: “Vì muốn thoát khỏi còng nô lệ mà chúng ta kháng chiến.
Trước chúng ta làm việc cho thực dân Pháp, nay chúng ta làm cho nhân
dân. Nhà máy này bây giờ là của nhân dân, của chính phủ, của các cô,
các chú. Các cô, các chú là chủ thì phải giữ gìn nhà máy làm cho nó
phát triển hơn nữa”. Ghi sâu lời dạy của Bác, lớp lớp CBCNV ngành Điện
đã không quản khó khăn gian khổ, xây dựng ngành ngày càng lớn mạnh. Và
khi đã trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, ngành Điện đã lấy ngày
21-12 làm ngày truyền thống của toàn ngành.
Hơn
56 năm qua, CBCNV ngành Điện đã coi khu nhà 69 Đinh Tiên Hoàng là “rốn
Tổ” của ngành. Tượng đài Bác đã được xây dựng ở chính nơi Bác đã đứng
nói chuyện với CBCNV nhà máy Đèn Bờ Hồ, thuộc khuôn viên của PCHN, như
một sự nhắc nhở lời của Bác trong ký ức mỗi CBCNV.
Mảnh
đất nơi đây đã trở thành nơi gìn giữ những giá trị linh thiêng, không
chỉ là lời dạy của Bác Hồ mà còn là nơi để ngành Điện cảm nhận được
nguồn gốc của mình. Những giá trị tinh thần đó là mồ hôi, nước mắt và
cả xương máu của các thế hệ CBCNV toàn ngành.
Để
xây dựng TT TCTMĐL có cần thiết phải phá bỏ đi một giá trị tinh thần
như vậy không? Xin để nhường lời cho những người có trách nhiệm trong
quyết định trên.
Phù phép biến đất công thành đất tư?
Để
quản lý TT TCTMĐL, EVN đang xúc tiến thành lập Cty cổ phần Đầu tư và
Kinh doanh Trung tâm Tài chính Thương mại Điện lực (tên viết tắt là
EVN-Land Hanoi). Cty này có vốn điều lệ 800 tỷ đồng với cơ cấu góp vốn
gồm: Cty mẹ-EVN 80% (640 tỷ đồng); PC1 10% (80 tỷ đồng) và PCHN 10% (80
tỷ đồng).
EVN
không phải là trường hợp “xưa nay hiếm” trong việc dùng hình thức này.
Còn nhớ, vào những năm 90 thế kỷ trước, khi ở nhiều thành phố lớn liên
tục có những cơn sốt đất, người ta đã dùng hình thức liên doanh, liên
kết “tôi có đất, anh có tiền”, hai bên cùng phối hợp. Giấy tờ ký kết có
vẻ rất quang minh chính đại, nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất sự việc
thì đó vẫn là một hình thức biến đất của Nhà nước thành đất của cá
nhân. Trên thực tế, đã có một cơ quan có 6.000m2 đất bỏ không, đang
trong giai đoạn thiếu vốn, đã thỏa thuận với một cơ quan khác góp 10 tỷ
đồng để liên doanh. Cơ quan có tiền đã dùng vốn tự có của mình cho xây
dựng mấy chục biệt thự đánh tiếng là để cho thuê, nhưng sau một thời
gian đem phân phối, bán rẻ cho cán bộ có tầm cỡ của đơn vị mình, dưới
danh nghĩa cho thuê dài hạn 30 năm. Còn bên có đất cũng chẳng thiệt gì,
đằng nào cũng là đất của Nhà nước chứ có phải là đất hương hỏa của nhà
mình đâu mà giữ. Và tự nhiên lại có 10 tỷ đồng để chi tiêu (10 tỷ đồng
của những năm đó rất lớn!).
Song,
với trường hợp này vẫn còn sòng phẳng, vì dù sao cũng có mua, có bán.
Còn trường hợp của EVN xây dựng TT TCTMĐL lại lấy danh nghĩa của mẹ
(Cty mẹ-EVN ) để “thôn tính” các con (Cty con là PCHN, PC1, Ao), thậm
chí cả “cháu” là ĐLHK (thuộc PCHN) và KSĐL (thuộc PC1).
Lấy
đất của doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cho Cty cổ phần hay dùng hình
thức đầu tư vào bất động sản để biến tài sản của Nhà nước thành của
riêng. Điều này đồng nghĩa với việc đồng tiền được chuyển lòng vòng,
rồi từ đồng “tiền sạch” của Nhà nước, của tập thể sẽ bị “nhuộm đen”,
chui vào túi cá nhân.
Lãng phí chồng lãng phí !
Theo
văn bản số 835/QHKT-P2 của Sở Quy hoạch-Kiến trúc về việc thỏa thuận
Quy hoạch kiến trúc xây dựng TT TCTMĐL tại số 69 Đinh Tiên Hoàng,
phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, khu nhà và đất EVN định xây
dựng công trình có tổng diện tích hơn 14.000 m2. Dự kiến, EVN xây dựng
tòa nhà phía mặt đường Đinh Tiên Hoàng 4 tầng; phía đường Trần Nguyên
Hãn và đường nội bộ từ 6 đến 10 tầng; riêng chiều cao phía đường Lý
Thái Tổ dự kiến cao 14 tầng; hệ số sử dụng đất khoảng 4,9 lần. Ngoài
ra, một đường nội bộ từ phố Đinh Tiên Hoàng sang phố Lý Thái Tổ cũng sẽ
được mở thêm để phục vụ giao thông thương mại, thoát hiểm và cứu hỏa
(mặt cắt đường 10,5m) và mật độ xây dựng khoảng 75%.
Để
xây dựng công trình như trên, toàn bộ các tòa nhà làm việc của PCHN,
PC1, Ao, ĐLHK, KSĐL và cả trụ sở của cơ quan EVN sẽ bị phá dỡ. Được
biết, để nâng cao độ tin cậy trong cung ứng điện trên địa bàn, PCHN mới
xây dựng tòa nhà 7 tầng với tổng vốn đầu tư trên dưới 500 tỷ đồng. EVN
cũng bỏ ra ngót nghét số tiền như vậy xây dựng 2 tầng hầm để xe ô tô và
xe cho CBCNV ngay tại 69 Đinh Tiên Hoàng. Chỉ riêng phần phá dỡ những
công trình này đã lãng phí hàng nghìn tỷ đồng.
Thêm nữa, sau khi thu hồi đất, các cơ quan trên phải đi thuê trụ sở làm việc. Chỉ tính riêng PCHN và PC1, mỗi
đơn
vị
ít
nhất
phải thuê diện tích khoảng 12.000m2 sử dụng. Thực tế, giá thuê mặt
bằng
nhà
làm
việc hiện nay khoảng 30USD/m2/tháng. Như vậy, mỗi Cty trên sẽ phải tăng
chi phí do thuê trụ sở làm việc khoảng 6 tỷ đồng/tháng. Theo thông báo
của EVN, thời gian thuê trụ sở làm việc ít nhất là 3 năm. Như vậy, mỗi
đơn vị tăng chi phí ít nhất 216 tỷ đồng. Chưa kể những chi phí để đào
tạo lại hoặc tạo việc làm cho 200 CBCNV của KSĐL. Những chi phí tăng
thêm trên đương nhiên không thể do CBCNV ngành Điện đóng góp mà phải
tính vào giá điện và toàn dân phải chịu. Đó là chưa kể đến vốn đầu tư
để xây dựng TT TCTMĐL có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng nữa.
Người dân phải gánh
Những
người ngoài cuộc thì khó có thể tính toán những chi phí tăng thêm từ
việc phá dỡ trụ sở và thuê nơi làm việc một cách chính xác nhưng cũng
có thể ước tính lên đến vài nghìn tỷ đồng.
Việc xây dựng các công trình
điện
đáp
ứng
tăng
trưởng nền kinh tế là việc không đừng được và những chi phí được tính
vào giá điện cũng được xem là lẽ đương nhiên, không ai thắc mắc.
Để giải quyết một loạt cơ chế đang vướng mắc trong đầu tư
công
trình điện, các chuyên gia kinh tế cho rằng phải giải quyết bằng giá
điện. Ai cũng thừa nhận, có điện đời sống nhân dân được cải thiện thêm,
song “cái khó bó cái khôn”, cũng chỉ tại đa số người dân và cán bộ công
chức “làm công ăn lương” Nhà nước có thu nhập thấp nên cứ mỗi lần tăng
giá điện là lại rúm ró cả người. Vì vậy, đợt điều chỉnh giá điện nào
cũng bị lùi so với lộ trình đã được duyệt.
Theo
Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg, bắt đầu từ ngày 1-7-2008 sẽ lại áp dụng
đợt điều chỉnh giá điện. Liệu việc EVN gây lãng phí nhiều nghìn tỷ đồng
có phải đã đi ngược lại với chủ trương chống lãng phí của Đảng và Nhà
nước không?
HanoiMoi
Bình luận của bạn