Tiến sỹ Lorinda Hern - đồng sáng lập Dự án Giải cứu Tê giác đang truyền độc vào sừng tê ở Nam Phi. Ảnh: RRP
Phát hiện lô sừng tê giác, ngà voi ma mút vận chuyển trái phép về Việt Nam
Thực hư tác dụng của sừng tê giác
Đẩy mạnh tuyên truyền không sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam
Tê giác lâm nguy: Sự can dự của người Việt
Từ năm 2010, các chuyên viên tham gia dự án giải cứu tê giác Rhino Rescue Project do tiến sỹ Lorinda Hern đồng sáng lập, đã tiêm vào sừng tê giác một hợp chất gồm ectoparasiticides và thuốc nhuộm không phai màu. Hợp chất này nhằm làm nhiễm độc và làm bẩn sừng khiến sừng tê giác không còn hữu dụng cho việc chữa bệnh cũng như trang trí. Đây được xem là giải pháp lâu dài để bảo vệ tê giác tại Nam Phi và bất cứ đâu có nạn săn bắt trộm.
Tiến sỹ Lorinda cho biết những loại thuốc này sẽ duy trì hiệu quả trong khoảng 3 - 4 năm, tương đương một chu kỳ phát triển đầy đủ của sừng. Sau đó quy trình này sẽ được lặp lại. Việc tiêm độc vào sừng không gây tác dụng phụ đối với sức khỏe và những hoạt động hàng ngày của tê giác. Chỉ những sản phẩm có thành phần an toàn và thân thiện với môi trường mới được sử dụng. Chúng có khả năng tự phân hủy, vì vậy sẽ không ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Trên hạng mục đăng ký sử dụng, chất ectoparasiticides độc hại nên không sử dụng cho con người. Chất này không gây chết người với một lượng nhỏ, nhưng nếu tình cờ nuốt phải ectoparasiticides có thể gặp những triệu chứng như buồn nôn nặng, nôn mửa, co giật... Những nguy cơ sẽ tăng theo liều lượng hoặc tùy thuộc vào việc độc tố phản ứng với cơ thể từng người riêng biệt. Chẳng hạn một người nào đó đang trong quá trình điều trị y khoa có thể sẽ tồi tệ hơn khi kết hợp với sừng tê giác có chứa độc tố, không loại trừ nguy cơ tử vong.
Đồng thời với việc tiêm thuốc độc, các tổ chức cứu trợ cũng tăng cường các biện pháp an ninh bảo vệ tê giác như gắn vi mạch theo dõi, lấy và lưu giữ mẫu ADN, dùng định vị phóng xạ để theo dõi nạn buôn bán sừng tê giác trên toàn cầu. Sừng tê giác được tiêm thuốc cũng chứa chất đánh dấu phóng xạ và có thể được phát hiện với máy quét ở sân bay.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh sừng tê giác cũng chỉ giống như móng tay và móng chân con người được tạo thành do sự kết dính của tóc. Chúng cũng không có khả năng hạ sốt, giảm đau, kháng viêm cũng như làm lợi tiểu, không có tác dụng sát khuẩn đối với các vết thương bị nhiễm trùng và các loại vi khuẩn đường ruột... như những lời đồn.
Đây là những hình ảnh liên tục được tìm thấy ở Nam Phi những năm gần đây khi nạn săn trộm liên tục diễn ra. Ảnh: RRP. |
Dự án Giải cứu Tê giác là tổ chức đầu tiên tiến hành tiêm chất độc vào sừng tê giác, cũng là nhóm tiên phong trong việc sử dụng công nghệ này ở châu Phi cung cấp các hình thức trị liệu cho các khu bảo tồn thiên nhiên.
Tiến sỹ Lorinda Hern bắt đầu quan tâm đến khủng hoảng trong việc săn bắn trộm tê giác sau tai nạn xảy ra với tài sản của gia đình cô tại Nam Phi năm 2010. Lớn lên cùng với tê giác, mất mát này gây chấn động mạnh mẽ với Lorinda, thôi thúc cô đi tìm giải pháp chủ động hơn chống lại nạn săn bắn trộm. Cô quyết định hợp tác với bác sỹ Charles van Niekerk, người đã tiến hành nghiên cứu việc tiêm vào sừng tê giác từ năm 2011.
Trên thế giới, 85% trong số khoảng 25.000 con tê giác châu Phi sống ở Nam Phi. Hơn 1.200 con tê giác đã chết do nạn săn bắt ở Nam Phi trong năm 2014. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc tăng theo cấp số nhân, được xem như những thị trường lớn nhất. Ở Việt Nam, nhiều người tin rằng sừng tê giác có thể chữa được bệnh ung thư mặc dù không có bằng chứng y tế cụ thể nào.
Bình luận của bạn