Công nghệ tiêm thuốc làm đầy đang được nhiều chị em ưa chuộng trong khi chưa biết rõ thực hư tác dụng phụ với sức khỏe
Tiêm botox dễ làm bạn trẻ ‘vô cảm’
Ung thư dạ dày: Có thể điều trị bằng tiêm Botox
8 tác dụng phụ khi tiêm botox
Lợi và hại của tiêm Botox
Phẫu thuật thẩm mỹ cần chi phí khá cao lại tiềm ẩn các nguy cơ có thể gặp như nhiễm khuẩn vết mổ, sẹo xấu... đôi khi cần phải phẫu thuật lại. Tiêm botox, filler hay các chất làm đầy khác đang là mốt thịnh hành cho phái đẹp bởi không mất thời gian nghỉ dưỡng, lại tránh được sẹo.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu, về cơ bản, botox hay các chất làm đầy vẫn là những loại hóa chất có chứa độc tố mạnh. Do đó, nó chỉ thực sự hiệu quả khi được sử dụng với liều lượng hợp lý, độ sâu và vị trí tiêm chính xác.
“Thần dược” nhan sắc?
Botox là tên viết tắt của một loại sản phẩm làm đẹp có tên Botulinum Toxin có tác dụng khắc phục những khuyết tật lão hóa da, làm hồi sinh da, dùng để chữa bệnh co cơ cổ, cơ tay và dưới nách.
![](https://suckhoecong.vn/Images/Uploaded/Share/2014/12/22/tiemthuoclamdephauhoakholuong4.jpg)
Tiêm botox chỉ mang lại vẻ đẹp nhất thời, thậm chí chỉ được vài tháng...
Được biết đến như một “tiên dược” cải lão hoàn đồng, thuốc tiêm botox được khai thác tối đa trong vấn đề làm thon gọn khuôn mặt, góc hàm và tăng khả năng hấp dẫn của tổng thể khuôn mặt. Thời gian thực hiện chỉ mất khoảng 20 phút, không cần chế độ chăm sóc đặc biệt, người làm đẹp có thể trở về sinh hoạt bình thường vì vùng da điều trị rất khó nhận biết.
Thoạt đầu, botox được dùng để trị chứng căng cơ hoặc sử dụng trong các cuộc phẫu thuật nhằm làm tê liệt các cơ bắp tránh co giật. Tác dụng chính của botox là làm yếu phần cơ ở mặt dưới da. Dù đã có mặt từ lâu nhưng phải đến 10 năm trở lại đây, botox mới được nhắc đến nhiều trong ngành công nghiệp thẩm mỹ. Botox được ưa chuộng bởi sử dụng không quá phức tạp, ít tác dụng phụ lại ít gây đau đớn (nếu biết dùng đúng liều lượng).
Botox đạt hiệu quả tốt sau khi tiêm từ 7-10 ngày khiến nhiều người nhầm lẫn tác dụng thực sự của botox. Thực tế, botox chỉ có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa tạm thời để duy trì sự tươi trẻ. Nó làm thả lỏng các cơ trong một thời gian nhất định chứ không làm biến mất các nếp nhăn và làm quá trình co cơ không diễn ra trong thời gian tiêm.
Trong khi đó, ngay cả ở những nước tiên tiến nhất, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác liều lượng thực tế đối với từng loại da mặt. Thêm vào đó, ở mỗi cơ địa khác nhau lại đòi hỏi việc xác định vị trí tiêm khá phức tạp và tay nghề của bác sỹ thẩm mỹ phải rất cao. Các bác sỹ cũng khuyến cáo rằng, về lâu dài, thẩm mỹ bằng phương pháp tiêm sẽ trở nên miễn dịch với các dược phẩm đó bởi lẽ khi tiêm quá liều, hệ thống miễn dịch của một số người sẽ tự tạo ra kháng thể kháng lại.
Với botox, chỉ cần vượt quá liều lượng và tiêm sai vị trí có thể dẫn tới nguy cơ bị méo miệng, xếch mắt, sụp mí mắt, sụp chân mày, thậm chí rối loạn thị giác. Tiêm quá liều sẽ khiến các cơ mặt bị đơ, trông như hình nộm.
Sau 4 - 6 tháng hoặc lâu nhất là một năm, gương mặt lại xuất hiện các nếp nhăn như cũ và đôi khi các nếp nhăn xuất hiện lại lớn hơn trước nhiều lần: “Bơm botox là phải làm hoài, cứ 6 tháng phải tiêm lại, tiêm tới già thì thôi, ngưng thì sẽ chảy xệ ra, còn xấu hơn trước khi tiêm” - Cô H. (45 tuổi, Cầu Giấy) chia sẻ. Cô cũng cho biết đó là cách khắc phục duy nhất và đợt trị liệu sau kéo dài hơn đợt trị liệu trước. Việc này dễ dẫn đến tâm lý “nghiện” tiêm botox để bảo trì sắc đẹp, ngăn chặn tiến trình lão hóa.
![](https://suckhoecong.vn/Images/Uploaded/Share/2014/12/22/tiemthuoclamdephauhoakholuong1.jpg)
Một phụ nữ đang tiêm để nâng mũi (Ảnh: PLVN)
Khác với botox, dược phẩm tiêm filler (chất làm đầy) nói chung không làm tê liệt và tác động trực tiếp vào hệ thống mô cơ tự nhiên mà lại là hợp chất tiêm riêng biệt nhằm làm đầy khu vực muốn tác động để làm đẹp.
Theo thông tin từ một viện thẩm mỹ tại Quần Ngựa - Ba Đình, các chất làm đầy có tác dụng trẻ hóa làn da và nâng mô vùng mặt. Chúng được đưa vào cơ thể bằng những mũi kim siêu nhỏ để xóa nhăn vùng trán, đuôi mắt, khóe miệng; tác động nâng mũi bằng cách làm đầy, làm thẳng sống mũi, làm nở cánh mũi hay tạo hình cằm, nâng ngực, tạo đường cong như độn mông...
Hiện, có 3 loại filler thường được dùng trong phẫu thuật thẩm mỹ: Chất làm đầy vĩnh viễn (chính là silicon dạng lỏng có tác dụng vĩnh viễn và thường dễ dể lại di chứng trên cơ thể con người - hiện nay đã bị cấm); chất làm đầy không vĩnh viễn (có tuổi thọ kéo dài từ 4 - 18 tháng) và chất làm đầy bán vĩnh viễn (sự kết hợp giữa collagen và chất làm đầy vĩnh viễn).
Tuy nhiên, khi ngừng dùng filler, da có thể còn bị lão hóa nhanh hơn do có tác động hóa học khiến cấu trúc da thay đổi và việc quá lạm dụng trong một thời gian dài sẽ dẫn đến rất nhiều hiểm họa. Một số biến chứng khi sử dụng chất làm đầy như di chuyển sang vị trí khác, nhiễm trùng, phản ứng viêm (thường gặp với các chất làm đầy vĩnh viễn) hay biến chứng nặng có thể gây hoại tử da do tiêm chất làm đầy vào trong mạch máu. Nói cách khác, làm đẹp cấp tốc bằng chất làm đầy sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào nó cho đến lúc già.
![](https://suckhoecong.vn/Images/Uploaded/Share/2014/12/22/tiemthuoclamdephauhoakholuong2.jpg)
Ảnh trước và sau khi tiêm chất làm đầy để độn cằm V line (Ảnh: PLVN)
Tiêm chất làm đầy có thể gây ra những hậu quả khó lường trong các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tự miễn, dị ứng hoặc nhạy cảm với thành phần của chất, nhiễm trùng do viêm, phụ nữ có thai và cho con bú.
Bình luận của bạn