Nỗ lực kiểm soát bệnh sốt rét toàn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn
Thiết bị phát hiện bệnh sốt rét chỉ trong 5 giây
Bệnh sốt rét tăng nguy cơ ung thư máu ở trẻ em
WHO quyết tâm "xóa sổ" sốt rét sau 15 năm
80 – 85% ký sinh trùng kháng thuốc sốt rét
Các nỗ lực kiểm soát bệnh sốt rét
Để bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh sốt rét, WHO khuyến cáo phụ nữ đang mang thai cần được “thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị liên tục trong thời kỳ mang thai” bằng cách sử dụng kết hợp sulfadoxine-pyrimethamine. Việc tiến hành kiểm tra, điều trị bệnh sốt rét trong mỗi lần khám thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể giúp làm giảm nguy cơ tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh, làm giảm nguy cơ thiếu máu và các tác động có hại khác của bệnh sốt rét tới thai kỳ.
Biện pháp phòng ngừa sốt rét chủ yếu là sử dụng màn chống côn trùng. Vào tháng 11 vừa qua, một nghiên cứu của WHO cho thấy những người sử dụng màn chống côn trùng có tỷ lệ mắc bệnh sốt rét thấp hơn những người không thực hiện biện pháp phòng ngừa.
Sử dụng màn chống muỗi giúp phòng ngừa bệnh sốt rét
Các nỗ lực kiểm soát bệnh sốt rét vẫn chưa đạt hiệu quả
Bệnh sốt rét vẫn còn là một vấn đề y tế cấp bách. Theo báo cáo của WHO, trong năm 2015 đã có 212 triệu ca sốt rét và 429.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới.
Vẫn còn nhiều khoảng trống trong việc phủ sóng các công cụ kiểm soát bệnh trên toàn thế giới. Cụ thể ở nhiều quốc gia, hệ thống cơ sở y tế còn yếu kém cũng như thiếu nguồn nhân lực khiến cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh sốt rét (đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi) không được tiếp xúc với các biện pháp phòng ngừa và điều trị.
Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ mắc bệnh sốt rét
“Chúng tôi có nhìn thấy sự tiến bộ”, TS. Pedro Alonso, Giám đốc Chương trình sốt rét toàn cầu của WHO nhấn mạnh. “Tuy nhiên, các nỗ lực kiểm soát bệnh sốt rét trên toàn thế giới vẫn chưa thực sự bao phủ được toàn bộ các khu vực – nỗ lực cần thiết để chống lại căn bệnh nguy hiểm này”.
Mục tiêu toàn cầu
Tại kỳ họp của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) năm 2015, các nước thành viên đã thông qua "Chiến lược Kỹ thuật Toàn cầu đối với Bệnh sốt rét 2016-2030". Chiến lược này đặt ra mục tiêu tham vọng cho tới năm 2030, được kiểm tra đánh giá mỗi 5 năm một lần.
Loại trừ bệnh sốt rét tại ít nhất 10 quốc gia là một mốc quan trọng trong năm 2020. Báo cáo của WHO cho thấy triển vọng để đạt được mục tiêu này là khá khả quan: Trong năm 2015 đã có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo ít hơn 150 trường hợp mắc bệnh sốt rét, hơn 9 quốc gia báo cáo từ 150 – 1.000 ca mắc bệnh.
Các nước thực hiện được 3 năm liên tiếp không xuất hiện ca bệnh sốt rét nào sẽ có đủ điều kiện được WHO công nhận đã loại bỏ được bệnh sốt rét. Trong những tháng gần đây, WHO đã xác nhận 2 nước Kyrgyzstan và Sri Lanka đã loại bỏ được bệnh sốt rét.
Tuy nhiên, các kế hoạch hướng tới các mục tiêu quan trọng khác vẫn cần được đẩy mạnh. Mục tiêu quan trọng là giảm 40% các ca mắc sốt rét (so với năm 2015) vào năm 2020. Theo báo cáo hiện nay, mới có 40/91 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đi đúng hướng để đạt mục tiêu này.
Nhu cầu tài trợ nhiều hơn
Mặc dù đã có sự gia tăng đáng kể trong nguồn đầu tư toàn cầu cho bệnh sốt rét từ năm 2000 – 2010, hiện các nguồn tài trợ vẫn không tiến triển thêm.
Các nước có tỷ lệ bệnh sốt rét cao đã chi khoảng 31% tổng số tiền tài trợ cho bệnh sốt rét vào năm 2015. Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất với khoảng 35% tổng kinh phí trong năm 2015, tiếp theo đó là Anh và Bắc Ireland với khoảng 16%. Để đáp ứng mục tiêu toàn cầu, nguồn tài trợ từ cả trong nước và quốc tế cần phải tăng đáng kể.
Bình luận của bạn