Tự làm chậu cảnh để bàn làm việc có thể giúp giảm stress nơi công sở
Cách làm chậu cảnh nhỏ xinh để bàn
Lợi ích của việc trồng cây cảnh trong nhà
Top 10 cây cảnh giúp lọc sạch không khí trong nhà
Những loại cây cảnh trong nhà có tác dụng làm thuốc
4. Chậu mạ non từ hạt lúa
Nếu bạn nhớ da diết hình ảnh những cánh đồng quê nhà thì hãy ươm cho mình một mảnh ruộng nhỏ để từng ngày ngắm những cây mạ non xanh mơn mởn như sau:
Chuẩn bị
- 1 nắm hạt lúa
- 1 miếng bông gòn
- 1 chiếc chậu/cốc hay ly, chén nhỏ - tùy sở thích
- Bình tưới dạng phun xịt
Cách trồng
- Bước 1:Trải bông gòn vào trong lòng cốc hay vào gạt tàn, chén nhỏ… có thể trang trí cho cốc thêm màu sắc như bỏ ít đá màu trước khi dải bông gòn lên. Chú ý trải đều, đủ độ dày cho bộ rễ của lúa có chỗ bám.
- Bước 2: Rải hạt lúa lên kín và đều trên bề mặt bông gòn, nên lựa những hạt lúa đã khô và chắc hạt để đảm bảo cho sự phát triển của cây.
- Bước 3: Xịt nước cho lúa thật nhẹ nhàng và thường xuyên giữ ẩm cho hạt lúa. Chỉ giữ cho hạt lúa ẩm thôi nha, đừng nâng niu chăm bón quá mà ngâm hạt trong nước, lúa sẽ dễ bị ngập úng. Để nơi cao ráo, thoáng mát.
- Bước 4: Chăm sóc mỗi ngày. Luôn tạo độ ẩm cho hạt lúa bằng cách xịt nước đều lên hạt lúa. Sau 3 - 5 ngày hạt lúa sẽ nảy mầm, rễ sẽ tự bám vào lớp bông và lớn lên xanh non. Thời điểm này bạn hãy phơi chúng ít nhất 1 tiếng/ngày vào buổi sáng để chúng hấp thụ ánh nắng cho lá mướt và xanh lâu hơn. Trong thời gian này, mạ đã lên khoảng 3 - 5cm, bạn đã có thể trưng chúng ở nơi bạn thích.
Lưu ý: Không nên để hạt lúa khi đang ươm nảy mầm tiếp xúc ánh sáng gắt hay nơi quá nắng.
5. Chậu cảnh khoai lang
Chuẩn bị
- 3 củ khoai lang tươi
- 3 cốc thuỷ tinh với đường kính lớn hơn củ khoai
- 3 que tăm/ xiên gỗ nhỏ
Cách trồng
- Bước 1: Rửa sạch củ khoai lang và xiên mỗi que tăm vào giữa mỗi củ. Sau đó cho vào cốc nước sao cho củ khoai nửa ngập nước, nửa trên không.
- Bước 2: Cho khoai ở nơi có nắng không quá gắt và sau một tuần bạn sẽ thấy mầm khoai nhú lên.
- Bước 3: Sau 2 tuần, lúc này khoai đã có thêm ít lá và bạn cần tiếp tục ngâm đến khi mầm có rễ.
- Bước 4: Tách nhẹ rễ ra khỏi củ và cho cốc nước ấm (khoảng 35 độ C) sao cho rễ ngập nước và ngọn trổi lên. Sau 1 ngày, bạn sẽ thấy cây phát triển khỏe mạnh. Tiếp tục để cây mọc rậm, bạn sẽ có chậu cây trang trí.
Lưu ý:
- Để cách điệu cho các củ khoai lang nhàm chán, bạn có thể vẽ những khuôn mặt ngộ nghĩnh trên củ khoai khi đang ngâm trong nước (ở bước 1 đến bước 3).
- Khi cây mọc rậm, bạn có thể đem trồng trong đất. Khoai lang thích hợp trồng trong loại đất nhẹ và xốp.
- Nếu muốn cây khoai lang phát triển mạnh, nên dùng thêm phân bón cho cây.
6. Chậu cảnh từ phần đầu củ cà rốt bỏ đi
Chuẩn bị
- Phần đầu củ cà rốt (đoạn dài khoảng 2 - 3 cm): Tùy độ to nhỏ của bát/chậu/cốc làm, lấy khoảng 3 - 7 phần đầu cà rốt.
- Cốc thủy tinh hoặc bát/đĩa sâu để làm chậu cảnh
- 3 - 4 que tăm/ xiên gỗ nhỏ
- Nước sạch
Cách làm
- Bước 1: Phần đầu củ cà rốt cho vào đĩa nước sạch. Sao cho nước gần ngập.
Cách khác: Đối với củ cà rốt tươi và 1 ly thủy tinh cao, bạn cắt lấy 2/3 củ rồi dùng cây tăm gỗ xiên qua thân cà rốt đặt cố định trên miệng ly. Cho nước sạch vào ngập khoảng 1/4 cà rốt.
- Bước 2: Đặt bát/ ly trên ở nơi thoáng gió và có ánh sáng. Thay nước hàng ngày.
- Bước 3: Sau khoảng 1 - 2 tuần, cà rốt sẽ nảy mầm là bạn đã có 1 bình cảnh đáng yêu.
Lưu ý: Luôn nhớ thay nước sạch hàng ngày để đảm bảo vệ sinh và tránh muỗi nhặng.
Đặc biệt: Tự làm cây cảnh từ phần đầu cà rốt không chỉ giúp bạn có được chậu cảnh xanh đầy sinh thái để trang trí, cách này còn giúp "tái chế" được phần bỏ đi của loại rau củ thân thuộc này.
Bình luận của bạn