Phụ nữ nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề vì thiếu hiểu biết về kinh nguyệt
Sai lầm nguy hiểm về tránh thai ở người kinh nguyệt thất thường
6 dấu hiệu kinh nguyệt cảnh báo bạn khó có con
Không có ngày "đèn đỏ" có làm mẹ được không?
Chữa kinh nguyệt không đều bằng thực phẩm
Phụ nữ Kenya sử dụng cành cây và lá thay băng vệ sinh
Ngay cả những loại băng vệ sinh rẻ nhất cũng là quá đắt đối với đa số phụ nữ Kenya. Kết quả là, các bé gái khi có kinh nguyệt phải sử dụng giẻ rách, lá, báo, đệm nồi hoặc thậm chí là bùn để làm thành “lá chắn” bảo vệ họ những ngày “đèn đỏ”. Ngoài việc “băng vệ sinh tự chế” khiến họ không thoải mái, các phương pháp vệ sinh cẩu thả khác cũng có thể gây nhiễm trùng.
Phụ nữ Nhật không được làm đầu bếp sushi
Tại một số vùng của Nhật Bản, phụ nữ không được phép làm đầu bếp sushi. Người Nhật cho rằng phụ nữ không duy trì được hương vị ổn định cho món ăn này trong thời kỳ kinh nguyệt. Từ năm 1999 trở lại đây, luật bình đẳng giới đã dần nới lỏng quan niệm này, tạo nên sân chơi bình đẳng cho phụ nữ. Tuy nhiên, tại một số nơi, quan niệm này vẫn còn tồn tại.
Tại nhiều vùng của Nhật, phụ nữ không được phép làm đầu bếp sushi vì "đèn đỏ"
Các cô gái Nepal bị cô lập trong nhà kho
Mặc dù đã bị cấm vào năm 2005, nhưng truyền thống cách ly phụ nữ có kinh trong một tuần vẫn còn tồn tại trong các ngôi làng nông thôn ở miền Tây Nepal. Những phụ nữ và bé gái sẽ bị gửi tới sống trong nhà kho trong kỳ kinh nguyệt, nơi họ chỉ có các biện pháp bảo vệ tối thiểu, ít được tiếp xúc với mọi người và có nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng.
Phụ nữ Nepal phải sống chung với bò trong những ngày "đèn đỏ"
Với phụ nữ vô gia cư ở Mỹ, chu kỳ kinh nguyệt là một cuộc chiến
Hầu như tất cả phụ nư đều cần băng vệ sinh, nhưng tampons và băng vệ sinh thường xuyên là những vật dụng xa xỉ đối với phụ nữ vô gia cư ở Mỹ.
Chuyện kinh nguyệt bị giấu giếm ở Malawi
Hầu hết phụ nữ Malawi (một nước miền đông Châu Phi) cảm thấy xấu hổ khi nhắc tới chuyện nguyệt "đèn đỏ". Các cô gái thường chỉ được mẹ và dì dạy cho cách dùng quần áo cũ làm băng vệ sinh và bị cảnh báo không được nói chuyện kinh nguyệt đối với người yêu hoặc chồng.
Tại Bolivia, các cô gái cho rằng vứt băng vệ sinh vào thùng rác gây ung thư
Tại Bolivia, các cô gái được giáo viên dạy rằng không nên vứt băng vệ sinh vào thùng rác. Tín ngưỡng dân gian của họ cho rằng cách xử lý băng vệ sinh giống như một loại rác thải có thể dẫn đến ung thư.
Đối với các phụ nữ ở nhiều quốc gia, băng vệ sinh và tampons là những thứ hàng hóa "xa xỉ"
Phụ nữ Ấn Độ được khuyên “không nên ăn”
Ở một số vùng của Ấn Độ, phụ nữ được khuyên không nên ăn đồ chua vì có thể làm ảnh hưởng tới kinh nguyệt. Tuy nhiên, họ thậm chí còn được khuyên không nên ăn bất cứ thứ gì vì chúng làm “ô nhiễm” thức ăn.
Phụ nữ Afghanistan cho rằng tắm trong kì kinh nguyệt có thể dẫn đến “vô sinh”
Người Afghanistan cho rằng nếu rửa bộ phận sinh dục trong những ngày đèn đỏ có thể khiến họ bị vô sinh
Các cô gái Iran tin rằng kinh nguyệt là “một căn bệnh”
Hiện nay, vẫn còn nhiều thông tin sai lệch xung quanh chuyện kinh nguyệt ở Iran. 48% các cô gái cho rằng kinh nguyệt là “một căn bệnh”, theo nghiên cứu của UNICEF.
Bình luận của bạn