TP.HCM lên 3 kịch bản sau 15 ngày giãn cách, người vào Hà Nội phải có giấy tờ gì?

Cập nhật bản tin COVID-19 tính đến 9h ngày 14/7

Nơi nào được nhận nhiều vaccine Pfizer nhất ở đợt phân bổ thứ 8?

Cảnh báo mưa dông ở vùng núi Bắc Bộ và Nam Bộ

TP.HCM ghi nhận gần 1.800 ca nhiễm trong ngày, dự kiến cách ly F0 tại nhà

4 loại sinh tố tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch

- Theo Công an TP.Hà Nội, từ ngày 14/7, người dân muốn vào Thủ đô phải kê khai y tế, đo thân nhiệt để y tế tập hợp danh sách gửi về các phường nắm bắt được những người cư trú đến. Các trường hợp người và xe biển số tỉnh có dịch (danh sách vùng dịch được công bố, cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế) phải quay lại hoặc phải có giấy xét nghiệm âm tính giá trị trong 3 ngày, hoặc những trường hợp nghi vấn sẽ được test nhanh COVID-19 tại chỗ. Để phục vụ công tác đối chiếu, kiểm soát, người dân bắt buộc phải mang theo những giấy tờ, gồm: Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, giấy phép lái xe... theo quy định.

Để thực hiện nghiêm việc kiểm soát người và phương tiện ra vào thành phố, trước đó, Công an TP.Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc gửi các sở, ban, ngành và các quận, huyện trên địa bàn về việc thành lập 22 chốt tại các cửa ngõ Thủ đô. Các chốt kiểm soát này đã được kích hoạt vào 6h sáng nay (14/7).

- Tại cuộc họp báo cáo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP.HCM, Phó bí thư thường trực Thành uỷ Phan Văn Mãi đưa ra 3 phương án ngăn COVID-19 sau khi TP.HCM hết 15 ngày áp dụng Chỉ thị 16.

Phương án 1, thành phố kiểm soát và chặn được COVID-19, khi đó có thể sẽ xem xét áp dụng Chỉ thị 15 hay Chỉ thị 19, hoặc biện pháp "Chỉ thị 16 trừ".

Phương án 2, TP.HCM chưa kiểm soát được COVID-19, dịch vẫn gia tăng. Khi đó, thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 một thời gian nữa.

Phương án 3, tình huống xấu nhất, dịch bệnh gia tăng mạnh mẽ, mất kiểm soát. Lúc này TP.HCM tính các phương án, trong đó có phong toả mạnh mẽ hơn, thậm chí phải sử dụng thêm những biện pháp khác.

- Theo nguồn tin từ Zing, Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam đến nay đã có cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều vaccine, trong đó 38,9 triệu liều do COVAX tài trợ. Mục tiêu của Việt Nam là mua ít nhất 150 triệu liều vaccine để tiêm phòng cho 70% dân số.

- Sáng 14/7, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An, trong đêm qua (13/7) và sáng nay, địa phương này ghi nhận 4 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân đang chờ Bộ Y tế công bố, xem như ca nghi nhiễm.

- Từ 0h ngày 15/7, TP. Tuy Hòa (Phú Yên) áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội toàn địa bàn trong 14 ngày. TP.Tuy Hòa là nơi phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên trong cộng đồng ở Phú Yên vào ngày 23/6. Hiện đây là địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất tỉnh Phú Yên, tính đến chiều 13/7, trên địa bàn thành phố có 360 ca mắc. Được biết, TP.Tuy Hòa cũng là địa phương được UBND tỉnh Phú Yên giao lập kế hoạch thí điểm áp dụng cách ly ca F1 tại nhà.

- Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội cho biết, đêm qua và sáng nay (14/7), Hà Nội đã ghi nhận thêm 3 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 thuộc chùm ca bệnh tại Hòa Xá, Ứng Hòa (2) và Công ty SEI (1). Hiện các ca bệnh đang chờ Bộ Y tế công bố mã số.

- Tối 13/7, Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thông báo về ca tử vong thứ 131, 132, đều là trường hợp có bệnh lý nền nặng. Như vậy, trong ngày 13/7, Bộ Y tế đã công bố tổng cộng 7 bệnh nhân COVID-19 tử vong.

- Trong ngày 13/7, có thêm 20.551 người được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Như vậy, tổng cộng cả nước đã thực hiện tiêm chủng 4.079.066 liều. Số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 283.884 trường hợp.

Lê Tuyết H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội