Trầm cảm lây nhiễm như thế nào?
Trầm cảm ảnh hưởng tới đời sống tình dục như thế nào?
Trầm cảm mùa Hè: Những triệu chứng không nên xem nhẹ!
Cây ban Âu giúp giảm trầm cảm, cải thiện tâm trạng nhưng bổ sung thế nào?
Lo lắng và trầm cảm có thể lây nhiễm?
Bệnh tâm thần như lo lắng và trầm cảm có thể truyền nhiễm giống cảm lạnh không? Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Memory & Cognition (Mỹ) khẳng định điều này là đúng.
Trong nghiên cứu này, những tình nguyện viên đã báo cáo rằng sau khi giao tiếp xã hội với người mắc chứng rối loạn lo âu, lạm dụng rượu, chán ăn và thậm chí là tâm thần phân liệt, tình trạng này có thể gây ra sự “lây nhiễm”.
Trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác dễ lây lan theo một cách thú vị. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm không phải là điều duy nhất có thể lây lan. Hành vi hút thuốc lá hoặc bỏ hút thuốc lá cũng có tác động tương tự. Nếu bạn của bạn bỏ hút thuốc lá, bạn cũng có khả năng bỏ thuốc lá theo. Ngay cả tự tử cũng có khả năng truyền nhiễm. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y tế công cộng (Mỹ) cho thấy ở cả nam và nữ, nếu bạn có một người bạn chết vì tự tử, điều này cũng khiến bạn có ý định hoặc cố gắng tự tử.
Trầm cảm có bị lây không?
Bản chất truyền nhiễm của trầm cảm có thể hoạt động theo cùng một cách, bao gồm hiện tượng mạng, thuyết lây lan xã hội (social contagion theory) và thuyết lây lan cảm xúc nhóm (group emotional contagion theory).
Theo các chuyên gia, không có bệnh tâm thần nào “không phải là bệnh truyền nhiễm”. Sự thực là bạn có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và thói quen của những người bạn dành nhiều thời gian tiếp xúc. Vì vậy, nếu bạn thân của bạn đang bị rối loạn lo âu, căng thẳng và lo lắng liên tục, bạn có thể bắt đầu cảm thấy những cảm xúc tương tự. Nếu một thành viên trong gia đình rơi vào trạng thái trầm cảm, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi tâm trạng của bản thân sau khi giao tiếp với họ.
Tiến sỹ Tâm lý học lâm sàng Judy Ho cho biết cảm xúc của con người rất dễ lây lan vì chúng ta là những thực thể sinh vật - xã hội phản ứng với môi trường sống. “Truyền nhiễm cảm xúc” (Emotional contagion) là cảm giác hoặc thể hiện một cảm xúc tương tự với những người xung quanh vì cảm xúc của họ khiến bạn tin rằng bạn cũng có những phản ứng cảm xúc tương tự.
Vậy chính xác thì trầm cảm lây lan như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này không hề đơn giản. Các nhà nghiên cứu vẫn đang hiểu chính xác cảm xúc được lan truyền như thế nào. Nhưng một số nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể xảy ra theo nhiều cách:
- Thuyết so sánh xã hội: Mỗi cá nhân bẩm sinh đều có một khát khao muốn biết họ so với những người xung quanh như thế nào ở các phương diện mà bản thân họ cảm thấy quan trọng để có thể đánh giá họ đang sống tốt như thế nào. Khi tiếp xúc với người khác, bạn thường xác định giá trị và cảm xúc bản thân dựa trên họ. Tuy nhiên, so sánh bản thân với những người có suy nghĩ tiêu cực, đôi khi có thể gây bất lợi cho sức khỏe tinh thần của chính bạn.
- Giải thích cảm xúc: Điều này dẫn đến việc bạn có thể diễn giải cảm xúc của người khác. Những cảm xúc và tín hiệu phi ngôn ngữ từ những người bạn được coi như là thông tin đến não của bạn. Tương tự như “tam sao thất bản”, các thông tin có thể bị diễn giải khác đi, trở nên tiêu cực hơn so với dự định.
- Đồng cảm: Trở thành một người đồng cảm là một điều tốt. Đồng cảm là khả năng hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác. Nhưng nếu bạn tập trung quá mức hoặc liên quan đến việc cố gắng đặt mình vào vị trí của người bị trầm cảm, bạn cũng có thể bắt đầu gặp phải các triệu chứng này.
“Chúng tôi đã theo dõi nhiều người để biết cách đáp lại và truyền cảm xúc cực đoan. Nhưng cảm thấy những cảm xúc này không có nghĩa là bạn mắc phải chứng rối loạn lo âu giống họ”, PGS. Gail Saltz đến từ Trường Y khoa Weill Cornell cho hay.
Nói cách khác, gặp những người bị trầm cảm không tự động khiến bạn bị trầm cảm, nó chỉ khiến bạn có nguy cơ mắ trầm cảm cao hơn, đặc biệt nếu bạn đang trong trạng thái tổn thương.
Bình luận của bạn