Căng thẳng, trầm cảm không thể lây truyền từ người này sang người khác
Những nguyên nhân gây căng thẳng không ngờ và cách kiểm soát chúng
Vì sao căng thẳng do công việc có thể giết chết bạn?
Làm sao để đối phó với chứng trầm cảm?
Trầm cảm sau mãn kinh, phải làm sao?
Đúng là chúng ta chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc và thói quen của những người mà chúng ta dành nhiều thời gian cho họ. Nếu bạn thân của bạn bị rối loạn lo âu, thường xuyên căng thẳng, bạn cũng có thể xuất hiện những cảm xúc tương tự. Nếu một người thân bị trầm cảm, bạn có thể nhận thấy tâm trạng xuống dốc khi thăm họ.
Tiến sỹ tâm lý học Judy Ho làm việc tại Nam California (Mỹ) cho biết: Cảm xúc rất dễ lây lan. Bạn thường có cảm giác hoặc thể hiện một cảm xúc tương tự với người xung quanh vì cảm xúc của họ khiến bạn tin rằng bạn nên có những phản ứng tương tự. Tuy nhiên, cảm thấy những cảm xúc lo lắng tương tự không có nghĩa là bạn cũng mắc chứng rối loạn lo âu. Bởi, bệnh tâm thần không thể lây truyền từ người này sang người khác như bệnh cúm. Rối loạn tâm thần và rối loạn tâm lý không phải là tác nhân gây bệnh, do đó, người ta không thể bị lây nhiễm từ người bệnh, theo bác sỹ Gail Saltz - Phó giáo sư tâm thần học tại Trường Y khoa New York-Presbyterian/Weill Cornell.
Bệnh tâm thần phức tạp hơn nhiều so với việc bị đau đầu khi ai đó hắt hơi vào bạn, hoặc cảm thấy căng thẳng vì chứng rối loạn lo âu của người bạn thân. Bệnh tâm thần có thể được gây ra bởi một loạt các yếu tố di truyền hoặc sinh học và môi trường sống.
Nếu bạn nghi ngờ mình có vấn đề về sức khỏe tâm thần, bạn nên đi khám để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp.
Nếu bạn biết rằng người nào đó bị bệnh tâm thần đang ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của bạn, thì hãy tạm tránh xa người đó để thiết lập lại cuộc sống.
Tuy nhiên, tránh xa người bị trầm cảm hoặc lo lắng thái quá, thực sự không tốt cho người bệnh. Bởi người bệnh đang rất cần được hỗ trợ. Thay vì tránh xa, hãy cho họ bờ vai để dựa vào.
Bình luận của bạn