Từ khóa "Book bucket challenge" được rất nhiều người tìm kiếm
Theo The Times of India, Book bucket challenge được khởi xướng bởi One Library Per Village, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại bang Kerala, miền Nam Ấn Độ.
Theo luật chơi, người tham gia có ba lựa chọn. Một là liệt kê những quyển sách sẵn sàng quyên góp cho tổ chức từ thiện. Hai là tặng sách cho thư viện hoặc những người đang cần, đừng quên chụp ảnh lại. Ba là liệt kê 10 tác phẩm mình đã đọc, sau đó post lên mạng xã hội và tag những người mà bạn muốn thách đấu. Với lựa chọn thứ ba, người chơi liệt kê 10 đầu sách đã đọc rồi thách thức bạn bè đọc hết chúng trong vòng 1 tuần và tóm tắt nội dung. Cứ như thế, ai chấp nhận thách thức sẽ thực hiện đúng những gì bạn đưa ra và tiếp tục gửi lời mời bằng cách tag những người bạn khác.
Không có hình phạt nếu đối phương không thực hiện được yêu cầu, nhưng đổi lại họ phải tặng 10 cuốn sách cho người cần hoặc thư viện, tổ chức từ thiện.
Book bucket challenge cũng như Ice bucket challenge (thách thức dội xô nước đá), là một dạng trò chơi thử thách nhân danh lòng nhân đạo. Dù là trào lưu trên mạng, thử thách dội xô nước đãq uyên góp được hơn hàng trăm triệu USD cho công tác nghiên cứu phương thuốc chữa trị căn bệnh ALS (bệnh thần kinh hiếm gặp chưa có thuốc chữa). Còn Book bucket challenge nhằm tìm một giải pháp cho vấn đề của tinh thần, đó là "bệnh lười đọc sách".
Tại Việt Nam, thách thức đọc sách được nhiều bạn trẻ và văn nghệ sỹ hưởng ứng. Đa phần chỉ dừng lại ở chỗ liệt kê tên 10 cuốn sách và gửi lời thách thức đến bạn bè, chỉ vài người đề cập đến việc tặng sách cho thư viện.
Trên Facebook cá nhân, Hoa hậu Mai Phương Thúy cũng công khai chấp nhận thử thách đọc sách từ một người bạn. Cô liệt kê 10 tác phẩm nổi tiếng mình yêu thích như Ba chàng lính ngự lâm, 48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực, Nhà giả kim, Truyện cổ Grimm...
Hoa hậu Mai Phương Thúy thử thách với Book bucket challenge
Mục đích của Book bucket challenge là khơi gợi lại sở thích đọc
sách trên giấy, một thói quen đang mất dần trong thời đại ebook hiện
nay. Đối với những người thích đọc sách, cảm giác được cầm trên tay một
quyển sách in đẹp, thơm mùi mực để đọc khác hoàn toàn với việc đọc nội dung đó trên một thiết bị số.
Ông Thịnh cho rằng, vì là trào lưu nên vấn đề "ăn theo" luôn xuất hiện khi đang ở giai đoạn đỉnh cao. Một số người tham gia vào trào lưu này chỉ để tỏ ra là hiện đại, luôn cập nhật, trong khi danh sách book bucket của họ có những quyển không đáng gọi là sách 'gối đầu giường' (như truyện tranh). Ông Thịnh đặt giả sử, nếu làm một trắc nghiệm yêu cầu tóm tắt nội dung sách thì khả năng không dưới 50% người chia sẻ danh sách tỏ ra lúng túng.
Mặt khác, theo ông Thịnh, nếu không giới hạn về thể loại sách thì sẽ dẫn đến xu hướng liệt kê cả những sách đồi trụy, truyện tranh tình dục, khiêu dâm. Như thế sẽ đi ngược lại ý tưởng nhân văn của phong trào này. Điều quan trọng nhất của trào lưu vì mục đích nhân đạo là đem lại lợi ích gì cho cộng động. Do đó nếu cần phải có thống kê đã quyên góp được bao nhiêu sách, bao nhiêu tiền từ thiện, do ai giữ và sử dụng vào mục đích gì, chứ không chỉ đơn thuần là tạo nên một làn sóng hưởng ứng rồi chìm vào quên lãng.
Bình luận của bạn