Khi trẻ bị đái dầm, cha mẹ không nên quát mắng trẻ
Táo bón có thể gây... đái dầm ở trẻ
Tè dầm trong đêm - Ra ngoài dễ ngã như chơi
Rau mùi tàu: Trị sởi, chữa đái dầm
Trị chứng đái dầm ở trẻ em
Trả lời:
Chào bạn!
Việc trẻ mắc chứng đái dầm không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất bình thường của trẻ. Nhưng nếu đái dầm vẫn tiếp tục tiếp diễn khi trẻ lớn lên, đặc biệt trên 10 tuổi trở lên thì sẽ gây cho trẻ nhiều vấn đề tâm lý phức tạp. Khoảng 15 - 20% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh đái dầm. Trước 5 tuổi, hành vi tiểu tiện khi ngủ của trẻ là biểu hiện sinh lý. Nhưng khi trẻ trên 5 tuổi mà vẫn đái dầm thì đó là biểu hiện bệnh lý cần điều trị.
Khi trẻ bị đái dầm, bạn có thể thử 1 số cách sau:
- Giảm lượng nước uống sau 17 giờ.
- Không cho trẻ uống nước nhiều vào buổi tối. Không uống sữa và uống ngọt trước khi đi ngủ 2 giờ.
- Cho trẻ đi tiểu ngay trước khi lên giường. Nếu trẻ không còn tiểu dầm thì bạn nên hạn chế mặc tã giấy và tiến đến ngưng sử dụng tã.
- Tập cho trẻ đi tiểu vào ban đêm bằng cách đánh thức trẻ dậy, để trẻ tự đi tiểu. Nếu trẻ cố gắng thức giấc, tự đi tiểu, hay đêm nào không bị đái dầm, thì nên khen ngợi, động viên trẻ.
- Không mắng mỏ hoặc trừng phạt trẻ khi trẻ đái dầm.
Sau khi đã thực hiện các cách trên và khi con bạn trên 5 tuổi mà vẫn đái dầm mỗi ngày thì bạn hãy đưa cháu đi khám để bác sỹ chuyên khoa tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
TS.BS.Trần Thị Mộng Hiệp - Nguyên trưởng khoa Thận - Tiết niệu, BV Nhi đồng 2
Bình luận của bạn