Trẻ bị chảy máu cam: Bố mẹ nên làm gì?

Khi trẻ bị chảy máu cam cần sơ cứu cẩn thận

Trẻ bị chảy máu cam: 15 nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ

Có nên ngừng sử dụng aspirin khi bị chảy máu cam không?

Nguyên nhân chảy máu cam: Bệnh nặng hay chỉ là vấn đề bình thường?

Thường xuyên chảy máu cam - Bệnh gì?

Sơ cứu khi trẻ bị chảy máu cam

- Để trẻ ngồi trên ghế, đầu nghiêng về phía trước. Đừng để trẻ nằm xuống hoặc nghiêng đầu ra phía sau vì nó có thể làm cho máu chảy vào cổ họng, dẫn đến ho. 

- Yêu cầu trẻ im lặng: Nói, la hét hoặc khóc có thể làm chảy máu cam nặng hơn. Do đó, yêu cầu trẻ ngậm miệng và giữ bình tĩnh. 

- Nhẹ nhàng bịt lỗ mũi trẻ trong 5 phút: Bạn có thể yêu cầu trẻ thở bằng miệng trong thời gian này. Bỏ tay ra khỏi mũi trẻ sau 5 phút. Nếu máu vẫn chảy, hãy bịt lỗ mũi trẻ trong 5 phút nữa. 

- Sau khi đã bịt lỗ mũi trẻ, lấy khăn giấy hoặc một miếng bông nhẹ nhàng lau quanh lỗ mũi trẻ, để nó thấm bớt máu. Không nhét khăn hay bông vào sâu trong lỗ mũi. Ngoài ra, không cậy cục máu đông trong hoặc quanh lỗ mũi. 

Chảy máu cam thường là triệu chứng vô hại, nhưng trong một số trường hợp, bạn phải cẩn thận hơn. 

Khi trẻ bị chảy máu cam, nên yêu cầu trẻ im lặng, tránh la hét hay gào khóc

Khi nào cần đưa trẻ đi khám? 

- Chảy máu cam không ngừng trong 20 phút.

- Trẻ bị buồn ngủ hoặc bị mất ý thức sau khi bị chảy máu cam. 

- Chảy nước mũi do chấn thương nghiêm trọng hoặc có vật lạ trong mũi. 

- Trẻ trở nên nhợt nhạt sau khi bị chảy máu cam. 

- Máu cũng chảy ra từ miệng. 

- Trẻ bị sốt sau khi bị chảy máu cam. 

Bác sỹ sẽ quan sát các triệu chứng khác và thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng của trẻ. Có thể bác sỹ sẽ đưa một ống nội soi qua mũi để kiểm tra niêm mạc mũi. Chụp CT scan để chẩn đoán xem trẻ có khuyết tật hay tổn thương mũi không. Bác sỹ cũng sẽ đề nghị xét nghiệm máu, để phát hiện các mầm bệnh có thể gây chảy máu mũi như cảm lạnh và cúm. Khi xác định được nguyên nhân, bác sỹ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị chảy máu cam ở trẻ nhỏ: 

- Thuốc kháng sinh: Nếu chảy máu cam là do nhiễm trùng mũi, trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nhiễm virus như cảm lạnh cũng có thể gây chảy máu cam, nhưng không điều trị bằng kháng sinh. 

- Lấy dị vật ra khỏi mũi, điều trị chấn thương: Nếu do dị vật trong mũi, trẻ sẽ được gắp dị vật. Nếu do chấn thương đầu, trẻ sẽ được điều trị, thậm chí phải phẫu thuật. 

- Chèn gạc hấp thụ vô trùng bên trong mũi, tạo áp lực lên chỗ chảy máu, hấp thu máu thừa, giúp máu đông nhanh hơn. 

Chăm sóc trẻ sau khi bị chảy máu cam thế nào? 

- Nghỉ ngơi tối đa 24 tiếng: Cho trẻ nghỉ ngơi, giảm bớt chạy nhảy ngoài trời. Thay vào đó, hãy để bé chơi đồ chơi trong nhà, đọc sách hoặc vẽ tranh. Nghỉ ngơi giúp ổn định huyết áp, có thời gian để mạch máu trong mũi lành lại. 

- Tráng thức ăn, đồ uống nóng, tránh tắm bồn nước nóng: Trong 24 giờ tiếp theo, đừng cho trẻ ăn đồ ăn nóng hay tắm bồn nước nóng, bởi nhiệt độ cao có thể gây chảy máu cam một lần nữa và khiến bệnh lâu khỏi. 

- Không hút mũi và xì mũi: Hãy nói cho trẻ biết là không nên xì mũi trong 1 ngày. Bạn có thể giúp trẻ làm sạch mũi. 

- Dùng thuốc mỡ bôi trơn mũi sau khi đã hỏi ý kiến bác sỹ nhi. 

Phòng ngừa chảy máu cam thế nào? 

- Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ: Điều này giúp làm ẩm khoang mũi, giữ cho niêm mạc mũi ẩm và ngăn ngừa vỡ mạch máu. 

- Dùng máy tạo độ ẩm: Máy tạo độ ẩm đặc biệt hữu ích nếu trẻ bị chảy máu cam do cảm lạnh và ho. 

- Dùng vaseline bôi bên trong lỗ mũi của trẻ một lần/ngày trong suốt mùa hanh khô hoặc bất cứ khi nào trẻ có biểu hiện chảy máu cam. Bôi một chút vào lỗ mũi trẻ nhưng đừng đưa ngón tay vào quá sâu. Phương thuốc tự nhiên này đặc biệt hữu ích nếu trẻ bị vỡ mao mạch máu phía trước mũi. 

- Cắt móng tay cho trẻ: Đôi khi chảy máu cam là kết quả của việc trẻ chọc tay vào mũi. 

- Cẩn thận với các bệnh nhiễm trùng và dị ứng: Nếu trẻ bị dị ứng, hãy tránh để trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Trong trường hợp nhiễm trùng như cảm lạnh, hãy đưa trẻ đi khám sớm để tránh bị chảy máu cam. 

- Phòng ngừa chấn thương: Nên để mắt tới trẻ để ngăn ngừa chấn thương, tránh bị chảy máu cam.

Vân Anh H+ (Lược theo momjunction)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng