- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
- Kinh nghiệm nuôi con
Bé bị ngạt mũi khó thở rất cần được làm sạch mũi, hút mũi
Ổ vi khuẩn trong dụng cụ hút mũi cho trẻ nhỏ
Con khỏe mạnh nhờ mẹ chăm hút mũi
Sai lầm móc đờm, hút mũi cho trẻ
Mẹ Việt tự xịt rửa mũi cho con: Dừng ngay vì hậu quả quá khủng khiếp!
1. Làm sạch xung quanh mũi
Dùng một miếng bông nhúng nước ấm để lau quanh mũi cho bé. Nếu bé bị sổ mũi hoặc có nước mũi chảy ra ngoài, bạn nên lau nhẹ nhàng xung quanh mũi cho bé. Nếu chất nhầy khô lại, dính ở dưới mũi bé, bạn hãy dùng miếng bông ẩm chấm vào vệt chất nhầy này sau đó mới lau sạch. Điều này sẽ làm bé bớt đau rát hơn.
Nếu bé bị ngạt mũi, nghẹt mũi, hãy làm sạch vùng mũi của bé trong khi tắm. Xoa một chút nước tắm hoặc lấy khăn ướt xoa xung quanh mũi bé sẽ giúp làm sạch mũi và chất nhầy chảy ra ngoài dễ hơn.
Nếu mũi bé bị kích ứng, bạn có thể làm dịu da cho bé bằng một loại kem hay dầu thơm dành cho trẻ sơ sinh.
Đừng bao giờ đưa bất kỳ vật gì như tăm bông hay miếng bông vào mũi của bé để làm sạch khoang mũi. Điều này có thể làm đau hay hỏng mũi bé. Khi sử dụng ống xilanh để rửa hay hút mũi, không đưa hẳn đầu ống vào mũi bé, mà chỉ để ở đầu lỗ mũi bé thôi.
2. Dùng dụng cụ hút mũi
Để làm long chất nhầy trong mũi bé, bạn có thể dùng nước muối sinh lý. Đặt bé nằm thẳng, cằm bé hơi nghiêng. Dùng ống nước muối sinh lý nhỏ từ 1 - 2 giọt vào mũi bé. Nếu dùng chai nước muối có đầu bơm, bạn phun nước muối vào mũi bé. Cố để nước mũi trong khoang mũi bé khoảng 10 giây.
Bạn có thể mua nước muối sinh lý hay tự pha nước muối cũng được (tỷ lệ: 1/4 thìa cà phê muối với 240ml nước ấm). Nếu bạn tự pha nước muối, mỗi sáng đều pha mới, bỏ nước muối còn từ hôm trước đi.
Sau khi nhỏ nước muối vào mũi bé, chờ từ 2 - 3 phút, cố gắng giữ đầu bé thấp hơn chân để nước muối đi sâu vào trong khoang mũi. Nước muối sẽ làm loãng chất nhầy, nước mũi sẽ chảy ra, nhờ vậy bé sẽ không còn bị ngạt mũi nữa. Nếu sau một vài phút, mũi của bé vẫn ngạt, thì bạn cần phải hút sạch mũi cho bé.
Đặt đầu dụng cụ hút vào mũi bé, bóp ống để hút sạch chất nhầy trong mũi bé. Nếu bé khóc phản đối, hãy dừng lại và thử lại sau. Trước khi hút lỗ mũi bên kia, bạn phải loại bỏ chất nhầy trong dụng cụ hút đã.
Sau khi hút sạch chất nhầy khỏi mũi, bé sẽ dễ thở hơn. Nếu mũi của bé vẫn bị ngạt sau 5 - 10 phút, hãy lặp lại toàn bộ quá trình này một lần nữa. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, bạn chỉ lau và hút mũi cho bé từ 2 - 3 lần mỗi ngày. Làm nhiều hơn có thể gây kích ứng mũi bé. Bạn nên rửa mũi và hút mũi cho bé trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.
3. Dùng dụng cụ hút mũi có dây
Đặt một đầu vào mũi bé, một đầu bạn ngậm trong miệng. Dùng miệng hút một đầu ống để hút chất nhầy từ mũi bé ra. Ống nhựa sẽ đựng chất nhầy từ mũi bé, chất nhầy sẽ không bị hút ngược vào miệng của bạn.
Rửa lại dụng cụ hút và để khô sau khi đã làm xong.
Bình luận của bạn