Trẻ bị động kinh cần điều trị trong thời gian bao lâu?

Nếu điều trị sớm, trẻ có cơn động kinh sẽ hồi phục sau vài năm

Con đang co giật, phải xử lý thế nào?

Trẻ bị động kinh có thể phát triển bình thường không?

Ảnh hưởng của bệnh động kinh đến trẻ nhỏ

Trẻ bị động kinh cục bộ điều trị thế nào?

PGS.TS Nguyễn Đức Hinh – Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, cho biết:

Chào bạn!

Động kinh là một bệnh của não do sự phóng điện đột ngột quá mức của các tế bào thần kinh. Biểu hiện là co giật cục bộ hoặc toàn thể từng cơn, thời gian ngắn vài giây đến vài phút; Bệnh động kinh do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở người lớn thường là do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, nhiễm khuẩn và động kinh nguyên phát. 

Ở trẻ nhỏ, động kinh có thể do đẻ ngạt, chấn thương sản khoa, co giật sau nhiều lần sốt cao, sau viêm màng não, sau chấn thương sọ não hoặc bệnh não bẩm sinh. Có gần 50% các trường hợp không rõ nguyên nhân. Trẻ em bị động kinh phải được chẩn đoán, điều trị, theo dõi ngoại trú lâu dài trong 2 – 3 năm. 

Khi trẻ bị động kinh, gia đình cần cung cấp những thông tin chi tiết về cơn co giật để bác sỹ phân loại được cơn động kinh thì mới chọn được thuốc kháng động kinh thích hợp. Vì trong trường hợp bác sỹ chưa chứng kiến được cơn co giật nên chỉ có thể căn cứ vào sự mô tả lại diễn biến của cơn động kinh và kết quả điện não đồ để kê đơn thuốc. Cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Phải cho trẻ uống thuốc đều đặn, liên tục để duy trì thường xuyên nồng độ thuốc trong cơ thể.

Nếu trẻ mắc bệnh động kinh bị ốm, thì ngoài thuốc để điều trị bệnh đó, vẫn phải cho trẻ uống thuốc chống co giật. Tuy nhiên, gia đình phải báo cho bác sỹ khám bệnh về thuốc trẻ đang uống để tránh tương tác thuốc. Liều thuốc phải dùng bắt đầu từ liều thấp sau tăng dần. Khi mới uống thuốc, có thể trẻ vẫn lên cơn co giật. Nếu cơn co giật không giảm, nên đưa trẻ đến bác sỹ khám thường xuyên hơn để có hướng tăng liều thuốc hoặc cho trẻ nhập viện để cắt cơn co giật.

Khi cho trẻ uống thuốc, phải theo dõi để phát hiện các tác dụng phụ của thuốc (như ngủ nhiều, tiêu chảy, nổi mẩn trên da, buồn nôn...). Có nhiều gia đình thấy con không bị giật nữa đã chủ động ngưng thuốc. Nhưng sau một thời gian, thậm chí vài năm, trẻ lại xuất hiện cơn co giật. Hơn thế nữa, cũng không nên tự giảm liều thuốc. Việc giảm liều phải do bác sỹ quyết định khi trẻ đã điều trị được một năm kể từ khi không còn cơn co giật nào, với kết quả điện não đồ ổn định. Việc giảm liều thuốc phải tiến hành từ từ, cứ 3 tháng một lần.

Theo các nhà khoa học, sự thiếu hụt của Gamma amino butyric acid (GABA) – chất dẫn truyền thần kinh ức chế được cho là nguyên nhân chính gây ra bệnh động kinh. Vì vậy, việc bổ sung GABA là một hướng đi mới nhằm làm giảm tần suất và mức độ của các cơn co giật. Bên cạnh đó, một số dược liệu quý như An tức hương, Câu đằng, ngoài tác dụng an thần, trấn tĩnh, còn làm tăng nồng độ GABA nội sinh trong cơ thể. Sự phối hợp của các hoạt chất này được coi là giải pháp hoàn hảo để bảo vệ não bộ và hỗ trợ dự phòng cơn co giật, động kinh xuất hiện.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Gia Hân H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị