Phẫu thuật miễn phí trẻ hở hàm ếch vào tháng 3

Sứt môi, hở hàm ếch là hai dị tật bẩm sinh ngoài ảnh hưởng đến thẩm mỹ còn tác động đến khả năng phát âm, ăn uống và hô hấp của trẻ

Bộ Y tế vào cuộc vụ 3 trẻ tử vong sau phẫu thuật “hở hàm ếch”

Ba trẻ tử vong sau khi được phẫu thuật “hở hàm ếch” từ thiện

Mẹ bầu hút thuốc, con có nguy cơ sứt môi, hàm ếch

Hở hàm ếch, mẹ đừng quá lo

Ba trẻ tử vong sau khi được phẫu thuật “hở hàm ếch” từ thiện

Đoàn phẫu thuật và huấn luyện với hơn 100 y bác sỹ, sinh viên y khoa từ Mỹ dự kiến mổ cho 75 ca, trong đó khoảng 45 ca sứt môi và 30 ca hở hàm ếch tại Bệnh viện 175 (số 778 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Phú Nhuận, TP.HCM). Ở Hà Nội, chương trình sẽ diễn ra từ ngày 23 - 27/3 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba (37 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Sứt môi và hở hàm ếch là hai dị tật bẩm sinh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động đến khả năng phát âm, ăn uống và hô hấp của trẻ. Hai dị tật bẩm sinh này xuất hiện từ giai đoạn phát triển phôi thai trong bụng mẹ. Sứt môi là dị hình có khe hở ở một hay hai bên đường giữa môi trên, nguyên nhân là do ba khối mô hình thành nên môi trên không kết hợp được với nhau trong quá trình phát triển bào thai.

Hở hàm ếch là dị hình khe hở ở vùng vòm hầu làm thông nối khoang miệng với khoang mũi. Trẻ có thể bị hở toàn bộ hay một phần vòm hầu. Khoảng 20% trường hợp dị tật là sứt môi đơn thuần, 30% là hở hàm ếch đơn thuần và 50% là sứt môi kết hợp với hở hàm ếch. Sứt môi thường gặp ở bé trai trong khi hở hàm ếch lại thường xảy ra ở bé gái.

Hiện tại, chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra hai dị tật này nên việc phòng ngừa bệnh rất khó khăn, tuy nhiên các bác sỹ khuyến cáo không nên sinh con khi đã lớn tuổi. Khi chuẩn bị có thai, vợ chồng nên chuẩn bị sức khỏe tốt, nên đi khám và điều trị các bệnh lý cấp và mạn tính nếu có.

Trong quá trình mang thai, bà mẹ cần có chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, tránh stress, tránh gần các yếu tố gây hại như tia X, phóng xạ, hóa chất… và việc sử dụng thuốc trong thai kỳ phải theo chỉ dẫn của bác sỹ. Thai phụ cần đi khám thai định kỳ, nên giữ gìn sức khỏe đặc biệt trong 3 tháng đầu vì đây là giai đoạn ráp nối các cấu trúc vùng hàm mặt.

Trẻ bị khe hở môi phải được ít nhất 6 tháng tuổi, nặng từ 8 kg trở lên; Trẻ bị khe hở hàm ếch phải được ít nhất 18 tháng tuổi, nặng 10 - 12 kg trở lên. Tất cả trẻ không có bệnh bẩm sinh như bệnh tim, động kinh, thần kinh… và không bị ốm, sốt hoặc viêm nhiễm trong thời điểm đi khám. Để đăng ký và biết thêm thông tin có thể gọi số 090 488 5555, 04 3936 5426 (Hà Nội) hoặc 08 2222 1008 (TP.HCM).
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn