Tứ Diệu Đế, bốn sự thật nhiệm màu, chỉ là nguyên nhân đau khổ và cách thức để giải trừ đau khổ trong đời người (Ảnh: Phật giáo)
"Ba người thầy vĩ đại": Câu chuyện giả tưởng và những bài học cuộc sống
Gợi ý một vài bộ phim ca nhạc cho ngày nghỉ cuối tuần thêm vui
Cuối năm bận rộn “thủ” ngay thực đơn cả tuần đơn giản, dễ làm
Cảnh báo 2 sản phẩm hỗ trợ xương khớp có chứa chất cấm Diclofenac
Trong cuộc sống hàng ngày, vì không tu tập chánh niệm* nên ta tiếp tục đưa những độc tố vào cơ thể và vào tâm hồn. Cơ thể ta không được mạnh khỏe, nó đã yếu đau rồi mà ta lại ăn thêm độc tố vào cơ thể cũng như vào tâm hồn.
Đức Thế Tôn có dạy cho các em phương pháp chấm dứt tự đầu độc mình không? Đức Thế Tôn là một nhà y sĩ đại tài. Ngài bắt mạch chúng sinh và đưa ra một phương pháp trị liệu. Đó là Tứ Diệu Đế*, bốn sự thật nhiệm màu. Chúng ta cứ theo bài thuốc đó mà thực tập thì thế nào cũng lành bệnh. Vì vậy ta hứa với người thương của ta rằng ta sẽ không tưới tẩm những hạt giống căm thù, giận hờn và sợ hãi trong người đó.
Ta cũng nói thêm rằng, "Em không tưới những hạt giống xấu cho anh, nhưng anh cũng đừng tự tưới nhé." Phải nói như vậy mới được. Em không tưới rồi nhưng mà anh tự tưới thì em cũng chịu thôi. Anh cứ đi tìm những sự giải trí đó thì chính anh cũng bị đầu độc. Cả hai người, ai cũng cô đơn cả, ai cũng đi tìm sự khỏa lấp, nên người này đi tìm sự giải trí này thì người kia đi tìm sự giải trí kia, gọi là "Ông ăn chả bà ăn nem". Rồi các con cũng vậy. Mỗi đứa đi tìm sự khuây khỏa riêng của nó. Và nó cứ tưởng đó là hạnh phúc nhưng không phải vậy. Hạnh phúc là khi mà cha mẹ con cái ngồi được với nhau và mỉm cười, hiểu được nhau, thương được nhau. Đó là chuyện có thể làm được.
Mỗi năm, có hàng trăm người xuất gia, tại chùa hoặc tại gia, tại các làng tu của chúng tôi. Nhờ có tu, có phương pháp để thực tập nên có thể sống hòa thuận và hạnh phúc. Và chúng tôi sẽ hạnh phúc nhiều hơn vì nhờ họ có thể thực tập theo lời Đức Thế Tôn dạy. Trong gia đình, chỉ có vài người, sao không thể thành công được? Nếu tin vào giáo pháp của Đức Thế Tôn, thì ta có thể thực tập được những điều Đức Thế Tôn dạy.
Đạo Phật cho người trẻ do NXB Thế giới phát hành.
* Chánh niệm là một trong tám chi phần quan trọng của Bát chánh đạo, là sự tỉnh giác, không quên niệm, biết rõ các pháp một cách trọn vẹn, biết rõ những gì phát sanh ngay trong mỗi giây phút của hiện tại, bây giờ và ở đây. Chánh niệm là sự biết rõ (tuệ tri) được những gì đang có mặt, đang xảy ra. Trong Phật giáo Nguyên thủy, chánh niệm là trái tim của thiền tập, là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu của một thiền giả; là cột trụ, là cốt tủy trong đạo Phật. Dù tu theo bất cứ pháp môn nào, điều tiên quyết là phải thực tập cho mình có chánh niệm.
* Tứ Diệu Đế được coi là cốt tủy, là xương sống của toàn bộ giáo pháp của Phật pháp. Tất cả giáo pháp của Đức Phật sau này đều là sự phát triển mở rộng dựa trên nền tảng của Tứ Diệu Đế. Đây là một bài pháp sống động, thực tiễn, dựa trên kinh nghiệm giác ngộ mà chính Đức Phật đã trải qua sau quá trình suốt 6 năm tìm thầy học đạo và 5 năm tu tập khổ hạnh. Toàn bộ bài pháp này trực tiếp hướng về nhân sinh, giải quyết vấn đề thực tiễn cấp bách của loài người.
Tứ Diệu Đế chỉ rõ sự thật về cuộc sống khổ đau của con người, về nguồn gốc nguyên nhân dẫn đến đau khổ, về sự chấm dứt đau khổ và phương pháp thực hành dẫn đến việc chấm dứt khổ đau. Giáo lý này bao hàm đầy đủ cả hai mặt lý thuyết và thực hành.
Tứ Diệu Đế gồm 4 nội dung chính: Khổ đế (chỉ tất cả những gì mình không ưa thích, khiến mình khó chịu đựng khó kham nhẫn, làm mình mệt mỏi căng thẳng chán nản đau đớn và muốn chối bỏ, xua đuổi.), Tập đế (Đây là chân lý chỉ bày nguyên nhân của đau khổ.), Diệt đế (chỉ cho chúng ta thấy rằng có thể tận diệt khổ đau, chấm dứt luân hồi sinh tử, đạt được giác ngộ giải thoát chân thật. Trạng thái giải thoát đó thường được gọi dưới cái tên Niết bàn tịch diệt.), Đạo đế (Con đường hướng đến giác ngộ Niết bàn, là sự thật về con đường chấm dứt khổ đau, đưa đến hạnh phúc chân thật).
Bình luận của bạn