30% thịt lợn, gà tại TP.HCM nhiễm vi khuẩn Salmonella

Ông Nakaniwa Hiroshi, Cố vấn trưởng Dự án, chia sẻ: Dự án tăng cường năng lực hệ thống kiểm soátan toàn thực phẩm(ATTP) nông, thủy sản có thời gian từ tháng 12/2011 – 11/2014. Mục đích chính của dự án là hỗ trợ cải thiện ATTP nông thủy sản thông qua xây dựng và thực hiện các chương trình giám sát quốc gia về ATTP”.

Tại TP.HCM sau khi lấy 1.618 giám sát tại chợ đầu mối Bình Điên, Hóc Môn, Thủ Đức và đại lý gạo, điều, cơ quan giám sát chia ra các nhóm sản phẩm được lấy mẫu gồm: Thịt gà, thịt lợn, rau ăn lá (muống, cải), cá biển (thu, ngừ, nục), rau ăn quả (cà chua, đậu đỗ) và gạo, hạt điều. Trong đóthịt lợn phát hiện Salmonella trong 71/231 mẫu kiểm nghiệm (chiếm 30,74%), thịt gà phát hiện Salmonella trong 105/231 mẫu kiểm nghiệm (chiếm 45,45%).


Nhiều mẫu thịt lợn tại TP.HCMvi khuẩn Salmonella

Ngoài ra, chương trình giám sát còn phát hiện 11/234 mẫu rau ăn lá có dư lượng thuốc BVTV vượt giới hạn cho phép (chiếm 4,7%); phát hiện 11/129 mẫu rau ăn quả có dư lượng thuốc BVTV. Riêng đối với cà chua và rau cải cơ quan kiểm nghiệm còn phát hiện thuốc BVTV cấm sử dụng Methamidophos. Với mẫu gạo kết quả giám sát cũng phát hiện dư lượng thuốc BVTV (tỷ lệ 7,79%) và mẫu cá biển có 13/231 mẫu kiểm nghiệm có Samonella.

Đánh giá kết quảgiám sát của chương trình, bà Vũ Thanh Hoa, Đại diện cán bộ thực hiện chương trình giám sát thí điểm cho rằng: “Kết quả thịt lợn, thịt gà ở TP.HCM phát hiện Salmonella phản ánh điều kiện bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thịt heo, thịt gà còn nhiều bất cập. Còn nhiều điểm giết mổ thủ công không đảm bảo vệ sinh ATTP, sử dụng nước giếng khoan (chưa được kiểm soát) trong quá trình giết mổ...”. Ngoài ra, kết quả giám sát trên rau ăn quả, rau ăn lá tại TP.HCM cho thấy vẫn còn tình trạng lạm dụng thuốc BVTV của người trồng rau và họ chưa thực sự có ý thức trong việc sử dụng thuốc BVTV đúng cách, hiệu quả và đảm bảo thời gian cách ly.

Tỷ lệ mẫu vi phạm của chương trình giám sát còn cho kết quả cao hơn so với kết quả thực hiện chương trình giám sát ATTP chuỗi sản xuất thịt hiện tại của Việt Nam năm 2013 hoặc chương trình giám sát quốc gia năm 2013.

Trong 1 năm triển khai từ 5/2013 – 4/2014 cơ quan thực hiện đã lấy 3.929 mẫu giám sát với chỉ tiêu giám sát gồm: Vi sinh vật gây bệnh (Salmonella), độc tố vi nấm (Aflatoxin), thuốc bảo vệ thực vật – BVTV (71 hoạt chất), thuốc thú y (nhóm Beta agonist, Tetracyclines; Quinolone) và Histamin.


CTV2
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội