Lễ vật cúng 'Hóa vàng' mùng 3 Tết như thế nào ?

Tục hóa vàng của người Việt Nam thường được tiến hành vào ngày mồng 3, mồng 4 Tết

Ngày mùng 1 Tết nói gì để may mắn cả năm?

Tết ông Công ông Táo: Cúng thế nào mới đúng?

Ngày Tết thắp hương như thế nào?

Chọn màu sắc để "rinh" may mắn về trong năm Ất Mùi

Theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong Nghi lễ vòng đời người, viết: "Lễ Hóa vàng là lễ cúng đưa ông bà, còn gọi là cúng tiễn ông vải. Có gia đình cúng ngày mồng ba, có khi mồng bốn. Họ làm mâm cơm cúng gia tiên, rồi đem bào nhiêu vàng mã đã cúng trong ba ngày Tết ra hóa. Những vàng mã dành cho người mới mất trong năm qua thì được háo riêng. 

Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng. Hai cây gậy các cụ theo tín ngưỡng được coi là đòn gánh gánh vàng về cõi âm và là vũ khí chống lại bọn quỉ sứ muốn cướp vàng đi. Trong bữa cơm hóa vàng, con cháu tề tựu đày đủ, thân mật và sau đó chia tay, chấm dứt mấy ngày Tết".

Lễ vật giống như lễ cúng gia tiên: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. Trong đó, nếu cúng mặn không thể thiếu con gà trống.

Ngoài Lễ Hóa vàng ngày mùng 3 còn có 3 lễ cúng, đó là Cúng Tết nhà, Tết Vườn  Tết giếng. Lễ này thường gặp ở nông thôn có giếng tự đào lấy nước, có sân vườn trồng cây ăn quả... 


Mồng hai hoặc mồng Ba ngày nào tốt thì cúng Tết Nhà, đặt bà giữa nhà, lễ vật gồm hương đăng, trà quả, bánh trái... để cúng vị "Chúa Tiên huyền nữ, mộc trụ thần quan". 

Theo tập quán xưa chiều 30 tháng Chạp người ta quét nhà sạch sẽ, khóa tủ kín đáo, đến khi cúng Tết Nhà xong mới được quét nhà mở tủ, bỏ vào vài đồng bạc để lấy hên đầu năm, lấy giấy tiền dán lên cột nhà đầu tủ để mong năm mới tiền vào như nước.

Cúng Tết Vườn thì đặt bàn trong vườn để cúng "Hoàng Thiên Hậu Thổ, Long Thần quản cuộc", lễ vật giống như Tết Nhà. Cúng xong lấy giấy vàng bạc dán lên vài ba cây để mong cho vườn tược tươi tốt cây trái sum sê. Từ đó mới được hái trầu cau, xé lá chuối, động đất (đào đất).

Cúng Tết Giếng thì đặt bàn cạnh giếng để cúng "Thủy Long Thần Nữ" cầu cho nước giếng được tốt lành, lễ vật cũng giống như Tết Nhà. 

Theo tập tục chiều 30, người ta lo múc nước đổ đầy lu, đầy ghè để dự trữ. Cúng xong, đốt giấy vàng bạc và bỏ 3 đồng tiền xuống giếng mới được múc nước dùng.

Ba lễ cúng trên đây có nhiều nhà không cúng riêng từng địa điểm mà cúng chung một chỗ.


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức