Với thang dây, sào, rổ và dây thừng, những người dân ở Nepal sử dụng tài năng leo trèo và giữ thăng bằng siêu hạng để lấy mật trên dãy núi Himalaya
Lấy mật ong là một trong những hoạt động tạo nên nét văn hóa cổ xưa của nhiều nền văn minh. Dựa vào những tranh trên đá, các nhà khoa học ước tính rằng nghề lấy mật ong rừng đã ra đời từ năm 13.000 trước Công nguyên. Tại Nepal, người dân lấy mật ong trong hàng nghìn năm qua và công việc này là một yếu tố quan trọng trong văn hóa Nepal.
Một bộ phận người dân ở vùng nông thôn Nepal chỉ sống bằng nghề lấy mật ong. Nepal là quê hương của Apis laboriosa - loài ong mật lớn nhất thế giới.
Loài ong ở đây thường làm tổ trên vách núi cao, hiểm trở và rất nguy hiểm để những loài động vật săn mồi khác không thể động tới
Những người dân thuộc bộ tộc Gurung sống dưới chân dãy núi Himalaya ở Kaski, Nepal sống bằng nghề lấy mật ong từ già đến trẻ đều có khả năng săn mật ong rất giỏi.
Ngắm những người thợ săn lấy mật trên những vách đá không phải là hoạt động dành cho người có thần kinh yếu. Do tổ ong nằm ở vị trí hiểm, thợ săn phải dùng thang dây, sào và rổ lớn để lấy mật.
Trước khi lấy tổ, những người ở dưới mặt đất đốt lửa bên dưới tổ để xua lũ ong.
Khi khói ở dưới bốc lên xua ong ra khỏi tổ, người thợ săn treo mình trên thang dây dùng sào để lấy mật. Ong mật ở Himalaya rất lớn, có thể phát triển lên đến 3 cm chiều dài.
Lấy mật ong là một công việc nguy hiểm và nặng nhọc, đòi hỏi trình độ điêu luyện trong kỹ thuật leo, bám và giữ thăng bằng. Sau một chuyến đi săn, những nốt ong chích tê buốt, vết trầy xước dường như đã trở thành quen thuộc đối với những người thợ săn nơi đây
Mặc dù vậy, cuộc sống của những người săn mật ong ngày càng trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh số lượng ong rừng giảm mạnh bởi biến đổi khí hậu và sự can thiệp của chính phủ Nepal vào hoạt động xuất khẩu mật ong.
Lo ngại rằng những đàn ong có thể biến mất vĩnh viễn, chính phủ Nepal đang xem xét ý tưởng tổ chức những chuyến tham quan tổ ong dành cho khách du lịch. Họ hy vọng ý tưởng đó có thể ngăn chặn tình trạng suy giảm số lượng ong, đồng thời bảo đảm sinh kế của những người sống bằng nghề lấy mật.
Những trẻ em dưới mặt đất thường có