Niệm Chân ngôn cho lòng tỉnh thức

Om Mani Padme Hum nghĩa là “Gọi mời ngọc sáng của hoa sen”, là câu chân ngôn phát tích từ Bồ tát Quán Thế Âm

Thiền: Hiểu đúng để luyện tâm

Phát hiện ngôi đền Phật giáo cổ nhất

Ý nghĩa và nguồn gốc của lá cờ Phật giáo

Chân ngôn hoặc Thần chú, Mật ngôn, âm tiếng Phạn là Mantra, có nghĩa là “bảo hộ tâm thức” thoát khỏi uế trược, phiền não.

Tương truyền, nếu thường xuyên trì tụng Om Mani Padme Hum thì sẽ chiêm cảm được sáu đạo ánh sáng có công năng biến đổi sự tối tăm của sáu nẻo luân hồi trở nên sáng rạng.
Trong ba ải: Thân, khẩu, ý thì Chân ngôn thuộc về khẩu và tác động thông qua âm thanh rung động do sự tụng niệm Chân ngôn phát sinh. Câu Chân ngôn quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng là Úm ma ni bát ni hồng, tiếng Phạn là Om Mani Padme Hum. 
Om Mani Padme Hum dịch nghĩa là “Gọi mời ngọc sáng của hoa sen”, là câu Mantra phát tích từ Bồ tát Quán Thế Âm, vị thần bảo hộ của Phật giáo Tây Tạng. Om Mani Padme Hum còn được mệnh danh là “Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn” tức là “Chân ngôn sáng rõ bao gồm sáu chữ”. Là câu thần chú nổi tiếng ở thế giới. Phật tử nào cũng thuộc. Nó có sức mạnh hàng phục yêu ma, hóa giải những điều không hay, diệt trừ mọi tai nạn, đau khổ, giúp người tu tập đạt giải thoát và trí tuệ sáng suốt của nhà Phật, gọi là Đại Minh. Bởi vậy thực hành sáu chữ này thì đạt cái huệ tự nhiên, cái vô phân biệt trí, cái trí tự nhiên biết, thấy như thật, biết như thật để làm như thật. Nên gọi là Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn.
Minh chú này có thể đọc thì thầm hàng ngày, có thể khi gặp hung hóa cát. Tương truyền rằng, thần chú này do Đại Bồ Tát Quán Thế Âm thương xót chúng sinh mà tuyên thuyết trước mặt Như Lai.
Lục tự đại minh chân ngôn - Om Mani Padme Hum - tương ứng với sáu cõi tái sinh của dục giới
Mỗi âm tiết của Chân ngôn đều xuất phát từ một trong 5 vị Phật phương hướng của vũ trụ. 
Om: Quy mệnh; Mani: Viên ngọc như ý; Padme: Bên trong hoa sen; Hum: Tự ngã thành tựu. 
Thông thường, người ta không giảng nghĩa thần chú, nhưng ở đây cần nói thêm là: “Ngọc quý” biểu hiện cho Bồ đề tâm, “Hoa sen” chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ đề nở trong lòng người. Tuy nhiên, thần chú có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn… Đối với Phật giáo Tây Tạng thì Om Mani Padme Hum chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy, sáu âm tiết của thần chú này cũng được xem là tương ứng với sáu cõi tái sinh của dục giới. 
Các thần chú là biểu hiện của âm thanh bắt nguồn từ sự rỗng không. Nó là âm thanh xác thực của khoảng trống không. 
Khi niệm thần chú, thật ra, chúng ta đang tiếp tục lặp lại tên Ngài Bồ Tát Quán Âm. Mặt khác, khi niệm câu chú Om Mani Padme Hum thì có ý nghĩa hơn, vì câu chú này là sự thanh nhã và năng lực tâm thức của ngài Quan Âm đã gom sự thanh nhã và từ bi của tất cả các vị Phật và Bồ tát. Trong cách nhìn này, câu chú được phú cho khả năng vén màn tăm tối, thanh tịnh hóa tâm thức chúng ta. Thần chú mở mang tâm thức thương yêu và từ bi, đưa đến sự tỉnh thức giác ngộ.
Mỗi âm đều giúp ta đóng cánh cửa tái sinh đau khổ, một trong sáu cõi hiện hữu của vòng luân hồi.
Om: Đóng cánh cửa luân hồi trong cõi trời; Ma: Cánh cửa cõi thần, Atula; Ni: Cánh cửa cõi người; Pad: Cánh cửa cõi súc sinh; Me: Cánh cửa cõi ngạ quỷ; Hum: Cánh cửa cõi địa ngục.
Mỗi âm tiết được xem như có ảnh hưởng thanh tịnh hóa.
Om: Thanh tịnh hóa bản thân; Ma: Thanh tịnh hóa lời nói; Ni: Thanh tịnh hóa tâm thức; Pad: Thanh tịnh hóa những cảm xúc mâu thuẫn; Me: Thanh tịnh hóa điều kiện ẩn tàng; Hum: Thanh tịnh hóa tấm màn che phủ trí tuệ.
Mỗi âm tiết là một bài cầu nguyện:
Om: Lời cầu nguyện hướng về thân thể các của vị Phật; Ma: Lời cầu nguyện hướng về lời nói của các vị Phật; Ni: Lời cầu nguyện hướng về tâm thức của các vị Phật; Pad: Lời cầu nguyện hướng về những phẩm chất của các vị Phật; Me: Lời cầu nguyện hướng về hoạt động của các vị Phật; Hum: Gom góp sự thanh nhã của thân, khẩu, ý, phẩm chất và hoạt động của các vị Phật.
Sáu âm tiết liên hệ đến sáu ba la mật, sáu sự hoàn hảo được chuyển hóa:
Om: Liên hệ đến sự rộng lượng; Ma: Đạo đức; Ni: Kiên trì, nhẫn nhịn; Pad: Chuyên cần; Me: Chú tâm: Hum: Trí tuệ.
Trong lúc niệm Chân ngôn, phải tập trung lên mặt chữ của Chân ngôn này hay tập trung lắng nghe âm thanh của nó. Nếu ta tập trung lên mặt chữ, thì các chữ đó hiện thành linh ảnh. Nếu tập trung lên âm thanh thì cần niệm thành tiếng hay tưởng tượng ra âm thanh của nó. 
Niệm Chân ngôn là biểu hiện của lòng sùng mộ đối với đức tin vào Tam Bảo
Công năng của Chân ngôn được mô tả trong nhiều kinh sách Mật giáo. Tuy nhiên, tựu trung Chân ngôn có 5 chức năng vi diệu sau đây: 
1. Kính ái: Ai đọc thần chú sẽ được người, trời, quỷ thần kính trọng và quý mến.
2. Tăng ích: Được gia tăng tiện ích đời thường như tuổi thọ, sức khỏe, thành đạt.
3. Tiêu tai: Tai ách sẽ dần tiêu trừ theo diễn trình tự nặng hóa nhẹ, từ nhẹ trở thành không có chi.
4. Hành phục: Trừ tà, khử ma, tức là những thế lực vô hình chuyên tìm cách phá hại con người.
5. Câu triệu: Tập trung được những năng lực tinh tế của vũ trụ, từ các cõi giới cao diệu.
Trong pháp hội Lăng Nghiêm, Đức Phật dạy rằng ngay cả các bậc đại Bồ Tát cũng cần trí chú: “Giả sử có chúng sinh trong tâm còn tán loạn, nhưng nếu trì niệm thần chú này cũng vẫn được 84.000 hằng hà sa Kim cang thần ngày đêm đi theo giữ gìn hộ vệ… Các quỷ thần ác phải xa lánh vị thiện nhân này và chúng ma muốn rình rập quấy nhiễu cũng không thể được…”.
Chân ngôn, Thần chú nên đọc thế nào? 
Nếu đọc thành tiếng thì nên tránh 8 lỗi sau đây mà “Nghi quỹ Do Subahu thỉnh cầu” đã đề ra:
1. Quá nhanh: Quá nhanh là khi các âm của thần chú lẫn vào nhau, không rõ ràng.
2. Quá chậm: Là khi không đọc hết các số câu thần chú trong khoảng thời gian vừa phải.
3. Quá lớn: Là khi đọc như sấm, hoặc đọc làm cho người khác nghe thấy lớn tiếng.
4. Quá nhỏ: Là đọc mà chính mình cũng không nghe.
5. Gián đoạn vì nói chuyện với người khác.
6. Xao lãng: Không tập trung vào câu thần chú mà mình đang đọc.
7. Âm dài, đọc ngắn: Là phát âm sai những chữ của thần chú.
8. Âm ngắn, đọc dài: Cũng là phát âm sai.
Chân ngôn, Thần chú, Mantra mang lại cho chúng ta mối quan hệ với giác ngộ và là bánh xe của ý thức. Đối với mỗi Phật tử, một câu Chân ngôn có thể là một biểu hiện của lòng sùng mộ đối với đức tin vào Tam Bảo. Chân ngôn giúp ta phát triển nội quán, trao cho ta một cảm nghiệm để tự thân biết lắng nghe, biết vận dụng trực cảm, tự thân ta có thể trực tiếp nghe được âm thanh của tiếng lòng mình, của vũ trụ bao la. 
Niệm thần chú tức là đọc thầm trong trí, hoặc đọc rì rầm mà người ta thường ví là chỉ đọc cho cổ áo nghe.

Bảo Lâm (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức