Trước khi lập gia đình em có mắc bệnh bướu cổ đã điều trị khỏi, giờ vợ chồng em muốn có con ngay sau khi cưới. Xin hỏi em có cần khám lại không, những trường hợp nào cần sàng lọc.
Hương Hải (Đăk Nông)
Do nằm trong vùng bị thiếu iốt nên các thai phụ ở nước ta có nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp cao hơn. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, việc tầm soát nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ có thai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài việc ngăn ngừa các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong ở cả mẹ và con thì nó đảm bảo những đứa trẻ sinh ra là hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và có trí tuệ tốt.
Những thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp nếu: đã được chẩn đoán bệnh tuyến giáp từ trước như Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu nhân tuyến giáp...; những người có tiền sử trong gia đình có người thân (bố, mẹ, chị em...) bị bệnh tuyến giáp hoặc đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước; người có tiền sử sản khoa như sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ con bị dị tật bẩm sinh...; người bệnh đái tháo đường týp 1. Ngoài ra, những người mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, luput... cũng cần khám sàng lọc khi mang thai.
ThS. Quang Bảy
Bình luận của bạn