Thêm một bản Từ điển tiếng Việt của Vũ Chất bị phát hiện, của NXB Từ điển Bách khoa (đã ngừng hoạt động)
Từ điển phá nát tiếng Việt
Triển lãm hơn 200 tài liệu về Đại tướng Lê Trọng Tấn
Triển lãm ảnh 'Hà Nội trong tôi' tại Văn Miếu
Hà Nội triển lãm tượng gốm Việt cổ
Sáng 21/10, bà Mai Thị Hương - Trưởng phòng Quản lý xuất bản, đại diện Cục Xuất bản họp báo về sách Từ điển tiếng Việt kém chất lượng của tác giả Vũ Chất thời gian qua.
Ngày 17/10, Cục gửi công văn đến các Sở Thông tin Truyền thông trên cả nước yêu cầu thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sách từ điển này đang lưu hành. Trong cuộc họp sáng 21/10, báo chí xoáy vào trách nhiệm của Cục Xuất bản trong việc ngăn chặn sách dở, sách lậu
Trưởng phòng xuất bản có ngày duyệt 100 cuốn sách
Cục Xuất bản là nơi duyệt kế hoạch xuất bản của các đơn vị xuất bản hàng năm nhưng trong thời gian qua vẫn có nhiều đầu sách sai phạm, có cả việc đơn vị xuất bản bị mạo danh in sách lậu, Cục phải thẩm tra xử lý.
Về vấn đề này, bà Mai Thị Hương dẫn Luật Xuất bản quy định tổng giám đốc, tổng biên tập các nhà xuất bản và đối tác liên kết “chịu trách nhiệm trước pháp luật” về nội dung xuất bản phẩm chứ không phải là Cục. Còn Cục có vai trò hậu kiểm, tức đọc kiểm định nội dung xuất bản phẩm. Việc này do phòng Quản lý xuất bản thực hiện. Phòng có 10 nhân sự, trong đó 4 chuyên viên lưu chiểu và nhập dữ liệu, 6 chuyên viên làm văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chế độ chính sách, hậu kiểm chỉ là một trong số các đầu việc.
Ngoài ra, phòng có 12 cộng tác viên thẩm định sách gồm các giáo sư, tiến sỹ, cựu giám đốc các nhà xuất bản. Tổng cộng là khoảng 22 người duyệt gần 30.000 đầu sách mỗi năm.
Bà Mai Thị Hương - Trường phòng Quản lý xuất bản trả lời báo chí
Bà Hương - người phụ trách mảng sách văn học, cho biết: “Mỗi năm có 28.000 đến 30.000 đầu sách, tổng cộng 300 triệu bản sách. Riêng tôi, có ngày cao điểm phải duyệt hơn 100 cuốn sách văn học. Sách văn học thường có 200, 300 trang, trong khi một người trung bình cũng chỉ đọc được 80 đến 100 trang sách mỗi ngày. Mỗi năm, phòng Quản lý xuất bản đọc không đến 50% số sách cần đọc hậu kiểm”.
Dẫn ra các con số này, bà Hương cho rằng đọc hậu kiểm toàn bộ số sách phát hành ra thị trường là điều không tưởng, nên phát sinh sai phạm sau đó là không tránh khỏi.
Năm 2013 xử lý 244 đầu sách sai phạm
Trong 10 tháng đầu năm 2014, có nhiều vụ sách dở, sách lậu bị báo chí phản ánh. Đó là: Sách lậu và sách thật Từ điển tiếng Việt và Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh của Vũ Chất; Sách lậu kém chất lượng của các học giả Trần Quốc Vượng, Nguyễn Từ Chi; Sách lậu Đại Việt sử ký toàn thư, Búp sen xanh, Dế mèn phiêu lưu ký…
Ngoài ra, có cuốn Truyện cổ tích các loài chim và muông thú gây tranh cãi về đoạn văn tả cảnh tình dục nhưng đã được kết luận là không sai phạm. Qua nhiều vụ việc, Nhà xuất bản Thời đại đã bị thanh tra toàn diện.
Tuy nhiên, theo Cục Xuất bản, hàng năm, Cục phát hiện và xử lý số trường hợp vi phạm lớn hơn nhiều lần so với báo chí nêu. Cụ thể, năm 2013, Cục xử lý 244 trường hợp. Năm 2014, tính đến hết tháng 9 đã có 79 trường hợp. Có những trường hợp Cục thu hồi sách mà không công bố với báo chí vì điều đó sẽ khiến công chúng tò mò tìm mua bằng được, thậm chí photo truyền tay nhau. Như vậy lại có tác dụng ngược, càng ảnh hưởng xấu đến xã hội. Chẳng hạn với các sách văn học, sách sai phạm về tư tưởng. Còn với sách từ điển như cuốn của Vũ Chất thì Cục phải xử phạt công khai để toàn dân biết và cơ quan chức năng thực hiện thu hồi.
Khi có lệnh thu hồi và tiêu hủy ngày 17/10, mới thống kê được 4 bản sách của Vũ Chất gồm 2 bản mạo danh Nhà xuất bản Trẻ, 1 mạo danh Nhà xuất bản Thanh niên, 1 do Nhà xuất bản Hồng Đức in và 1 do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin in.
Đến ngày 21/10, báo chí phát hiện thêm 2 bản khác của Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (hiện đã ngừng hoạt động) và Nhà xuất bản Trẻ vẫn in năm 2001.
Bình luận của bạn