Bốn cơ sở này gồm: cơ sở sản xuất của ông Phan Văn Trung, khóm Minh Thuận B, thị trấn Cầu Ngang,
huyện Cầu Ngang; cơ sở sản xuất của bà Nguyễn Thị Đang, ấp số 1, xã Mỹ Cẩm, huyện Càng Long; cơ sở
sản xuất của ông Trần Hán Dũng, khóm 5, thị Trấn Càng Long, huyện Càng Long; cơ sở sản xuất của ông
Nguyễn Văn Cây, khóm 5, thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Trà Vinh cho biết, theo quy định, chất Tinopal ở bất kỳ dạng
nào đều không được phép sử dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm.Hợp chất làm trắng Tinopal và Acide oxalic nếu sử dụng trong sản xuất thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến
sức khỏe người tiêu dùng như làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột, có thể dẫn đến viêm
loét ruột, viêm loét dạ dày. Người ăn phải bún, phở chứa chất Tinopal lâu dài cũng sẽ bị suy gan,
thận, cơ thể mệt mỏi và có thể bị bệnh ung thư. Để nhận biết bún, bột bánh canh có chứa chất Tinopal, người tiêu dùng cần chú ý khi mua nên đưa ra
ngoài ánh sáng để quan sát nếu thấy sản phẩm có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng là có thể đã
bị nhiễm chất Tinopal. Nếu có điều kiện, nên dùng đèn cực tím (loại dùng để soi tiền giả) soi vào bún, thấy cọng bún phát
sáng là sản phẩm đã có sử dụng chất Tinopal trong quá trình sản xuất.
Kiểm tra một cơ sở sản xuất bún, bánh phở. (Ảnh: Thanh Long/TTXVN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn