Quyền chuyển đổi giới tính được thừa nhận

Câu chuyện về công nhận lại giới tính cho cô giáo chuyển giới Phạm Lê Quỳnh Trâm từng gây xôn xao dư luận. Ảnh nhân vật cung cấp.

Cả nước có gần 600 người đã chuyển giới

Hiểm họa khôn lường khi dùng thuốc chuyển giới

Hành trình chuyển giới đau đớn của cô gái đất Quảng

Hot girl chuyển giới Trâm Anh đối mặt với 2 năm tù

Theo báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu đã đề nghị quy định trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) việc Nhà nước công nhận quyền chuyển đổi giới tính.

Bên cạnh đó, một số ý kiến tán thành với dự thảo theo hướng việc chuyển đổi giới tính sẽ được thực hiện theo quy định của luật. Một số ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cung cấp thêm thông tin về thực tiễn và nhu cầu chuyển đổi giới tính để Quốc hội có cơ sở xem xét, quyết định.

Do đó, pháp luật Việt Nam cần ghi nhận vấn đề này nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận trong xã hội, đồng thời cũng bảo đảm tính thận trọng, phù hợp với thông lệ quốc tế và không trái với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc. Tiếp thu ý kiến các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay, việc chuyển đổi giới tính liên quan đến những yêu cầu và điều kiện khác nhau về độ tuổi, tình trạng hôn nhân, các vấn đề về an sinh xã hội, y tế và nhiều vấn đề xã hội khác.

Kết quả lấy phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội cho thấy, có 282/366 số phiếu thu được tán thành với quy định về việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật và việc thay đổi hộ tịch, các quyền nhân thân khác sau khi cá nhân chuyển đổi giới tính.

Từ giải trình trên, Ủy ban Thường vụ đề nghị Quốc hội cho tách quy định về chuyển đổi giới tính thành một điều và chỉnh lý nội dung này theo hướng xác định: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; Có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan” (Điều 37).

Đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua toàn bộ Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó có điều 37.

Liên quan đến quyền xác định lại giới tính (Điều 36), Bộ luật Dân sự (sửa đổi) quy định: Cá nhân có quyền xác định lại giới tính; Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính; Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật; Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; Có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin