Bước ngoặt mới trong phẫu thuật thần kinh tại Việt Nam với ứng dụng cộng hưởng từ

Hội thảo “Cập nhật ứng dụng cộng hưởng từ trong phòng mổ cho phẫu thuật thần kinh” tại Hà Nội chiều 26/6.

Ra mắt máy cộng hưởng từ “không tiếng ồn” trong bệnh lý cơ xương khớp

CT, cộng hưởng từ và scanner khác nhau thế nào?

Khi nào cần chụp cộng hưởng từ?

Bệnh viện đầu tiên ở miền núi có phòng mổ tim hiện đại bậc nhất Việt Nam

Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo“Cập nhật ứng dụng cộng hưởng từ trong phòng mổ cho phẫu thuật thần kinhdo Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hãng Hitachi (Nhật Bản) và Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật phối hợp tổ chức vào chiều 26/6 tại Hà Nội.

Hội thảo nhận được sự quan tâm của đông đảo chuyên gia, bác sĩ đầu ngành đến từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Ngoại thần kinh Quốc tế, Bệnh viện Hữu Nghị…

Phẫu thuật thần kinh là một trong những phẫu thuật chuyên khoa khó khăn và phức tạp nhất vì những can thiệp về thần kinh sọ não đòi hỏi sự chính xác đến từng milimet, yêu cầu hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh, cũng như đòi hỏi phẫu thuật phải ít mất máu, giảm đau và nguy cơ tai biến.

GS. Yoshihiro Muragaki – Khoa Phẫu thuật Thần kinh – BV Đại học Y Tokyo Women’s giới thiệu về ứng dụng công nghệ cộng hưởng từ ngay trong phòng mổ cho phẫu thuật thần kinh.

Tại hội thảo, GS. Yoshihiro Muragaki – Khoa Phẫu thuật Thần kinh – BV Đại học Y Tokyo Women’s chia sẻ: “Thực hiện một ca phẫu thuật thần kinh có thể so sánh với việc tham gia một giải đua xe tốc độ. Thời gian ở mỗi trạm dừng là yếu tố cực kỳ quan trọng để quyết định sự thành công của cuộc đua. Đối với phẫu thuật thần kinh, hệ thống cộng hưởng từ đặt trong phòng mổ chính là giải pháp giúp cho cuộc phẫu thuật nhanh hơn, chính xác hơn và an toàn hơn”. 

GS. Yoshihiro Muragaki  cũng cho biết, trước khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chụp cộng hưởng từ sọ não để xác định vị trí, ranh giới khối u. Tuy nhiên, sau khi mở hộp sọ, các khối u này sẽ bị di lệch vị trí do hiện tượng tăng áp lực nội sọ mà bằng mắt thường khó có thể xác định chính xác giới hạn khối u cần lấy. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được chụp lại cộng hưởng từ để xác định xem việc loại bỏ khối u đã triệt để chưa, và một số trường hợp cần tiến hành phẫu thuật lại để lấy bỏ phần tổn thương còn sót lại sau lần phẫu thuật đầu tiên.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, một giải pháp công nghệ cộng hưởng từ ứng dụng ngay trong phòng mổ (iMRI) đã được đưa ra giới thiệu tại hội thảo.

Theo đó, hệ thống iMRI cho phép chụp cộng hưởng từ ngay trong khi đang thực hiện ca phẫu thuật, cung cấp các thông tin, hình ảnh của bệnh nhân theo thời gian thực để hỗ trợ các phẫu thuật viên ra quyết định trong ca mổ. Cùng với đó, phẫu thuật viên có thể chụp MRI để xác nhận lại kết quả ngay sau ca phẫu thuật nhằm phát hiện nguy cơ phần khối u còn sót lại.

PGS.TS. Đồng Văn Hệ - Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Việt Đức chia sẻ về những khó khăn trong phẫu thuật thần kinh tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Đồng Văn Hệ - Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh Bệnh viện Việt Đức chia sẻ: Với những ứng dụng tiên tiến trong phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật thần kinh, các bác sỹ ngày nay sẽ được hỗ trợ tốt hơn nữa trong phòng mổ, giúp giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật; qua đó, người bệnh được hưởng một dịch vụ y tế tốt hơn”.

Hiệp Nguyễn H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin