Chính phủ chia sẻ đau thương, mất mát của đồng chí, đồng bào vì bão lũ miền Trung

Toàn cảnh phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 10/2020

Bộ Y tế "phái" 7 đoàn công tác giúp miền Trung khắc phục mưa lũ

Dự báo thời tiết: Sau bão, Trung Bộ mưa lớn diện rộng

Miền Trung tiếp tục tập trung ứng phó lũ quét, sạt lở đất

Xử lý nước sinh hoạt bị ô nhiễm sau mưa lũ thế nào?

Theo thống kê sơ bộ (đến ngày 26/10/2020), trong tháng 10, thiên tai đã làm 153 người chết, mất tích; 222 người bị thương hàng, 112 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi, ngập và hư hỏng… Tổng giá trị thiệt hại về tài sản do thiên tai gây ra trong tháng là 2.700 tỷ đồng. Chính vì vậy. nội dung khắc phục hậu quả mưa lũ ở miền Trung cũng sẽ được đề cập khi từ đầu tháng 10 đến nay, mưa lũ gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân đã được đưa vào chương trình của phiên họp bên cạnh việc đánh giá kỹ tình hình kinh tế-xã hội 10 tháng năm 2020; kết quả thực hiện Nghị quyết số 01, 02; tình hình thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế-xã hội.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, công tác phòng chống bão lũ thời gian qua là đồng bộ, quyết liệt. Cả hệ thống chính trị và nhân dân đã chung sức đồng lòng chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hạn chế tối đa thiệt hại do bão lũ, sạt lở ở miền Trung. Nhưng do bão lũ lịch sử, xảy ra liên tục, “lũ chồng lũ, bão chồng bão”, nên gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

“Hiện nay, còn nhiều đồng bào chúng ta trên biển khơi hay ở núi cao chưa được tìm thấy. Chúng tôi đang chỉ đạo quyết liệt các lực lượng, nhất là quân đội, dồn sức tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ”, Thủ tướng nói.

“Tinh thần là càng khó khăn, chúng ta càng quyết tâm hơn nữa, ý chí hơn nữa để đưa đất nước tiến lên”, Thủ tướng nhấn mạnh. Tình cảm tương thân tương ái của nhân dân với miền Trung chính là phải tăng sức sản xuất, phải làm nhiều hơn nữa để bù đắp cho tổn thất, mất mát về cơ sở vật chất, đời sống của người dân miền Trung.

Vì vậy, các cấp, các ngành cần có kế hoạch tăng tốc 2 tháng cuối năm, chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch năm 2021.

Được biết, nền kinh tế nước ta đã qua đáy trong quý II và đang phục hồi theo hình chữ V trong quý III. Tuy lũ lụt nghiêm trọng nhưng khả năng năm 2020 có thể đạt mức tăng trưởng 2-3%. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 10 có khởi sắc, tăng gần 19% so với tháng trước. Số doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng trên 10% so với cùng kỳ.

Vấn đề nữa là dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát, tạo điều kiện tiếp tục khôi phục kinh tế. Chúng ta đã xử lý gói hỗ trợ mới thay cho các gói hỗ trợ theo Nghị quyết 42 và Quyết định 15, đặc biệt là gói hỗ trợ 16.000 tỷ đồng, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Lạm phát được kiểm soát theo mục tiêu khi CPI tháng 10 chỉ tăng tăng 0,09% so với tháng trước và so với tháng 12 năm trước, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Bình quân 10 tháng năm 2020, CPI chỉ tăng 3,71% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu phục hồi khả quan, thặng dư thương mại cao kỷ lục, đạt 18,7 tỷ USD. Giải ngân đầu tư công tiếp tục được cải thiện, tốc độ tăng vốn thực hiện từ ngân sách Nhà nước tháng 10 và 10 tháng đầu năm đạt cao nhất trong 5 năm qua với tổng mức thực hiện 10 tháng đầu năm đạt 70% kế hoạch năm và tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước.

H+ (Tổng hợp theo chinhphu.vn)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn