Xử lý nước sinh hoạt bị ô nhiễm sau mưa lũ thế nào?

Sau mưa lũ nguồn nước sinh hoạt của người dân bị ô nhiễm

Từ cuộc "khủng hoảng" nước sạch ở Hà Nội: Hãy học cách tiết kiệm nước ngay bây giờ

Những cách để có nước sạch dùng sau lũ

Đường ống dẫn nước sạch Sông Đà gặp sự cố lần thứ 19

Đường ống dẫn nước sạch Sông Đà gặp sự cố lần thứ 19

Trận mưa lũ lịch sử tại miền Trung vừa qua có thể khiến nguồn nước sinh hoạt của người dân bị ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác chết động vật,… lẫn vào nước sông, suối, áo hồ. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và ký sinh trùng sinh sôi, phát triển dẫn đến lây lan mầm bệnh.

Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn trong và sau mưa lũ, người dân cần có các phương pháp xử lý trước khi sử dụng. Dưới đây là một số hướng dẫn làm sạch nước:

Bước 1: Làm sạch nước

Dùng phèn chua với liều lượng 1gr phèn chua (một miếng khoảng bằng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hòa tan lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào chum, vại hay thùng nước và khuấy đều. Chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

Nếu không có phèn chua, có thể dùng vải sạch để lọc nước, loại bỏ chất bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.

Bước 2: Khử trùng nước

Khử trùng nước bằng hóa chất

Thường khử trùng nước bằng Cloramin B. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau.

Hiện nay phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25gr hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ.  Một viên Cloramin B 0,25gr có thể khử trùng được 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong. Bạn chỉ cần cho 1 viên Cloramin B 0,25gr hoặc Aquatabs 67mg vào thùng nước đã làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.

Lưu ý:

-  Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.

- Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo.

-  Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.

- Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng.

Đun sôi nước

- Chỉ sử dụng nước để uống sau khi đã đun sôi.

- Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống.

- Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.

Sử dụng các thiết bị lọc nước

Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng… Hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước của nhiều hãng với các loại công nghệ khác nhau. Nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm định, cấp phép của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.

Lưu ý: Nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.

Bên cạnh đó, để phòng chống và ngăn ngừa dịch bệnh bùng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ôtô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng. Dọn dẹp môi trường xung quanh sau khi nước rút và mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Lê Tuyết H+ (T/H)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội