Dopamine – Nguyên nhân gây ra cơn đau mạn tính

Ở những người bị đau mạn tính, các tế bào thần kinh của họ tiếp tục gửi tín hiệu “đau” lên não ngay cả trong trường hợp không có chấn thương

Làm thế nào tránh được căn bệnh đau nửa đầu kinh niên?

Chẩn đoán bệnh thận mạn tính qua nước tiểu

Stress mạn tính: Không khó để nhận ra

Đề xuất xếp tăng huyết áp vào danh mục bệnh mạn tính

Để có được phát hiện trên, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Texas (Dallas) cùng các đồng nghiệp đã lần theo tìm hiểu về các tín hiệu “đau” giữa não bộ - tủy sống ở những con chuột và tìm cách loại bỏ có chọn lọc một nhóm các tế bào dopamine gây ra tình trạng đau mạn tính.

Năm 2011, Viện Y học Mỹ ước tính có hơn 100 triệu người Mỹ bị đau mạn tính và làm tiêu tốn 600 tỷ USD mỗi năm cho việc chăm sóc sức khỏe y tế.

Ted Price – Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Khoa học Hành vi não bộ Đại học Texas cho biết, nghiên cứu mới đã chỉ ra, một nhóm các tế bào dopamine được gọi là “A11” tuy không có vai trò đến các cơn đau cấp tính nhưng chúng lại là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau mạn tính.

Ý tưởng này nảy ra khi các nhà khoa học nhận thấy đã có nhiều nghiên cứu cụ thể tìm hiểu về cơ chế gây ra cơn đau mạn tính xuất phát từ các hóa chất trong não như norepinephrine và serotonin. Vì vậy, họ đã quyết định tìm hiểu xem dopamine liệu có đóng một vai trò trong việc gây ra các cơn đau mạn tính hay không.

Các nhà nghiên cứu kết luận, phát hiện của họ giúp gia tăng sự hiểu biết về các nguyên nhân gây đau mạn tính và những nhân tố đóng góp cho tình trạng này. Điều này có thể mở ra những cơ hội mới cho việc nghiên cứu sản xuất các loại thuốc có tác dụng làm giảm tình trạng đau mạn tính đặc hiệu.

GS. Price cũng cho biết thêm: "Trong tương lai, chúng tôi sẽ thực hiện các nghiên cứu phân tích sâu hơn các A11 mà cụ thể ở đây là sự tương tác giữa các cơ chế phân tử thúc đẩy cơn đau mạn tính".

Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Texas, Viện Y tế Quốc gia và Học viện Rita Allen.

Khi con người bị chấn thương, những tủy sống bị tổn thương sẽ phát ra tín hiệu “đau”, các tín hiệu này lần lượt được chuyển đến các tế bào trong não dưới hình thức xung hoá học. Trong khi đó, ở những người bị đau mạn tính, các tế bào thần kinh của họ sẽ tiếp tục gửi tín hiệu “đau” lên não ngay cả trong trường hợp không có chấn thương nào xảy ra ở bên ngoài.
M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin