Quảng cáo sản phẩm TPBVSK phải đúng với nội dung đã được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tướng chỉ đạo xem xét kiến nghị của VAFF về quảng cáo TPCN
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng
Cảnh báo TPBVSK An Tâm Đường vi phạm về quảng cáo
Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh quảng cáo "lọc máu giảm đột quỵ"
Theo quy định, trước khi tiến hành quảng cáo sản phẩm, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải gửi hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo đến Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế). Cũng theo Khoản 6 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm có nêu rõ: “Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo; tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo sản phẩm đã được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo và chỉ được quảng cáo phù hợp với nội dung đã được xác nhận”.
Như vậy, nếu sản phẩm chưa được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo mà vẫn tiến hành quảng cáo, thì có thể coi là có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Việc quảng cáo thực phẩm chức năng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP). Mức phạt có thể từ cảnh cáo đến phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm.
Để xác định chính xác các trường hợp quảng cáo có phải là sai phạm hay không, người tiêu dùng có thể xem xét cụ thể từng sản phẩm, thời điểm quảng cáo và đối chiếu với danh sách được Cục An toàn thực phẩm công bố, cũng như các quy định pháp luật liên quan.
Danh sách sản phẩm cụ thể xem thêm TẠI ĐÂY.
Bình luận của bạn