Vụ 573 loại sữa giả: Cần công khai sản phẩm do Rance Pharma và Hacofood sản xuất

Sản phẩm sữa Hapomil do Rance Pharma sản xuất nhưng được "phân phối" bởi một công ty khác.

Bộ Y tế yêu cầu chấn chỉnh việc kê đơn sữa, thực phẩm chức năng

Podcast: Sữa cho người bệnh thận, chớ dùng tùy tiện

Thủ đoạn tinh vi và hậu quả nghiêm trọng trong vụ sữa giả thu lời 500 tỷ

Sữa chua có thực sự giúp cải thiện sức khoẻ đường ruột?

Được biết, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã chính thức thông báo thu hồi lô sữa Hapomil do phát hiện sản phẩm là của một công ty trong 11 công ty sản xuất sữa giả. Cụ thể, sau khi rà soát và xác định, sản phẩm sữa Hapomil được cung ứng cho bệnh viện là do Công ty cổ phần Dược phẩm quốc tế Rance Pharma sản xuất. Theo nhãn ghi, sản phẩm này được phân phối bởi Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Quốc tế Happy World. Nhưng trong danh sách 11 công ty đường dây sản xuất sữa bột giả, lại không hề có cái tên này.

Đại diện bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn cũng cho biết, hiện chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng về việc sữa Hapomil có phải là hàng giả hay không. Nhưng để đảm bảo quyền lợi và sự an toàn tuyệt đối cho người bệnh, từ ngày 12/4, bệnh viện sẽ chủ động dừng tư vấn sử dụng loại sữa này đồng thời tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm để trả lại nhà cung cấp.

Tương tự, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng đã tiến hành rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong Bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do Rance Pharma sản xuất. Dù chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng về chất lượng sản phẩm này, nhưng Ban lãnh đạo Bệnh viện đã ngay lập tức chỉ đạo ngừng sử dụng và tiến hành thu hồi toàn bộ lô sữa Hofumil Gold Plus để trả lại nhà cung cấp, nhằm bảo vệ quyền lợi cao nhất của người bệnh.

Đơn vị phân phối và sản xuất sản phẩm là khác nhau, được in trên bao bì sữa Hapomil.

Đơn vị phân phối và sản xuất sản phẩm là khác nhau, được in trên bao bì sữa Hapomil.

Trước đó, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã ban hành văn bản yêu cầu các Chi cục An toàn thực phẩm địa phương khẩn trương rà soát, cập nhật danh sách sản phẩm sữa giả mà các chi cục đã tiếp nhận bản công bố chất lượng. Nhưng cho đến nay, danh sách các sản phẩm, đặc biệt là các nhà phân phối vẫn chưa được công khai đầy đủ.

Nếu không công bố danh sách hoặc công bố chậm trễ, người dân chỉ có thể chờ đến khi báo chí đưa tin từng trường hợp một. Việc chờ đợi chỉ làm tăng nguy cơ sử dụng nhầm sản phẩm độc hại, đặc biệt với nhóm bệnh nhân, người già và trẻ nhỏ – những đối tượng nhạy cảm với sữa công thức.

Một trong những lý do thường được nêu ra khi không công khai là “chờ kết luận điều tra”. Tuy nhiên, điều tra hình sự và cảnh báo an toàn cộng đồng là hai việc khác nhau. Trong các sự cố thực phẩm ở nhiều nước, việc công khai sản phẩm nghi ngờ là biện pháp tối thiểu và ưu tiên hàng đầu, kể cả khi chưa có kết luận cuối cùng từ tòa án.

Trong vụ việc này, khi các đơn vị phân phối như Happy World bị phát hiện có tiêu thụ sữa từ các công ty trong đường dây sản xuất hàng giả, việc công bố danh tính là cần thiết, vừa để cảnh báo, vừa để họ có cơ hội chứng minh sự minh bạch nếu thực sự chỉ là “nạn nhân”.

Càng chậm trễ trong việc công khai minh bạch danh sách nhà phân phối, rủi ro cho cộng đồng càng lớn. Công khai không phải để kết tội, mà để kịp thời khoanh vùng, kiểm soát và ngăn chặn hậu quả lây lan. Đó là cách duy nhất để “làm đúng” với người dân.

 

Mới đây, đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (ATVSTP) cho biết đơn vị này đã tiến hành cấp giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm cho 71 mặt hàng, chiếm 12% trong tổng số gần 600 sản phẩm của Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group. Trong đó có 67 giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố cho Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và 4 giấy cho Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group. Tuy nhiên, các sản phẩm đã được cấp phép chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm dinh dưỡng, không bao gồm các sản phẩm dành cho đối tượng đặc biệt như người bệnh đái tháo đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai

Bên cạnh đó, Chi cục ATVSTP TP Hà Nội cũng đã tiến hành kiểm tra 4 mẫu sản phẩm của Rance Pharma vào tháng 8 năm 2023 và 1 mẫu của Hacofood Group vào tháng 9 năm 2024, nhưng không phát hiện sai phạm.

 

 

Hà Chi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin