Mê ngó sen me chua, người Hà Nội suýt bị đầu độc

Hàng tấn ngó sen thối và me đóng gói không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị lực lượng chức năng bắt giữ

Video: Bí quyết đánh tan mỡ thừa chỉ bằng bã cà phê

5 lý do để bạn nên hạn chế ăn mỳ tôm!

Người Việt đang chết dần vì mực tẩy trắng, tôm tạo nạc

Thịt mèo, thịt chuột không lo… hội nhập

Sáng nay (16/12) Đội quản lý thị trường số 2 thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra hành chính và bắt giữ 6 tấn ngó sen không rõ nguồn gốc xuất xứ đang bốc mùi hôi thối. Hiện tại, cơ quan chức năng chưa xác định được chủ nhân của số hàng trên. Được biết, số ngó sen này được đưa tập kết tại 18 Hàng Khoai (Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) để chuẩn bị đưa vào một số nhà hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố.

Số me và ngó sen thối được đựng trong những bao tải bốc mùi

Chỉ 30 phút sau, cùng ở địa điểm trên, lực lượng chức năng lại tiếp tục kiểm tra hành chính và bắt giữ 4 tấn me đóng gói không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cả hai lô hàng trên đều chưa xác minh được chủ sở hữu là ai. Hiện tại lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ toàn bộ số hàng, đồng thời hoàn thiện hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều gì xảy ra khi ăn ngó sen bẩn?

Ngó sen có tác dụng thanh nhiệt, vị ngọt, mát, giúp giải rượu, chữa xuất huyết dạ dày, chữa ngộ độc… Trong ngó sen rất giàu calci, sắt, vitamin C… Ngó sen thường dùng để ăn sống, làm nộm hoặc có thể đem nấu chín thành những món ăn ngon khác nhau.

Tuy nhiên, nếu không chọn được ngó sen sạch, chất lượng thì sẽ gây nguy hại cho sức khỏe. Ngó sen vốn sinh trưởng và phát triển trong bùn dưới đáy nước của các đầm, ao, hồ nên ngó sen rất dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm từ môi trường sống này. Ngoài một số bệnh truyền nhiễm về đường tiêu hoá thường gặp, ngó sen còn là nơi trú ẩn lý tưởng của ấu trùng sán lá ruột. Đây là một loại sán lá thường ký sinh trong ruột người hoặc một số loài gia súc, đặc biệt là lợn. Thông qua đường tiêu hóa, loại sán này sẽ xâm nhập vào cơ thể của chúng ta.

Khi bị nhiễm bệnh, trong giai đoạn đầu, người bệnh chỉ bị thiếu máu nhẹ, mỏi mệt, sức khoẻ giảm sút. Khi bệnh toàn phát, người bệnh sẽ bị đau bụng kèm theo tiêu chảy. Phân lỏng, nhày không có máu và có nhiều thức ăn không được tiêu hóa hết. Người bị nhiễm sán lá ruột thường đau bụng ở vùng hạ vị kèm theo tiêu chảy, thậm chí có thể xảy ra những cơn đau dữ dội.

Nếu như người bệnh có nhiều sán, không được chữa trị kịp thời và dứt điểm, bệnh sẽ ngày càng trở nên nặng, có thể bị phù nề, gây tràn dịch ở các cơ quan nội tạng và thậm chí là tử vong trong tình trạng suy kiệt. Thêm nữa, khi ngó sen đã bị thối sẽ nhiễm nhiều vi khuẩn có hại như samonella và E.Coli gây bệnh tiêu chảy, đau bụng.

BT H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn