Một đám cưới tập thể tại Hàn Quốc tháng 3 năm nay. Ảnh: Reuters.
Bỏ chồng vì kết hôn ba năm vẫn là... trinh nữ
Độc thân, kết hôn, ly hôn tiết lộ gì về sức khỏe của bạn?
Sau ly hôn vẫn theo dõi vợ cũ để đánh ghen
Người ly hôn dễ bị bệnh tim
Với bà Kim Nan-young, 54 tuổi, người đã mắc kẹt trong cuộc hôn nhân không tình yêu trong hai thập kỷ qua, ly hôn là "tốt hơn bao giờ hết".
"Tôi đã phải chịu đựng sự gia trưởng và những hành vi đàn áp của chồng trong quá nhiều năm, tôi đã do dự ly hôn khi các con còn quá nhỏ", Kim nói. Bà mẹ của hai cậu con trai này đã chia tay 2 năm trước với người chồng chung sống 25 năm.
"Giờ đây tôi chỉ phải chăm lo mỗi bản thân mình, điều đó khiến cho việc tìm việc làm dễ dàng hơn nhiều. Có rất nhiều thứ phụ nữ có thể làm để kiếm sống", bà kể. Từ lúc chia tay, bà đã mở cửa hàng giặt là nhỏ cho riêng mình. Các con trai hỗ trợ mẹ về tình cảm cũng như tài chính để bà ra quyết định bước ngoặt của đời mình.
Tại Hàn Quốc, các cuộc ly hôn ở tuổi xế chiều đang gia tăng mạnh. Theo ủy ban thống kê nước này, hơn 33 nghìn cặp từng kết hôn lâu hơn 20 năm đã chia tay vào năm ngoái, chiếm hơn 1/4 tổng số ca ly hôn, và tăng 31% trong vòng một thập kỷ qua.
Ly hôn từng bị xem là một vết nhơ trong nền văn hóa bảo thủ Hàn Quốc, nơi đàn ông gia trưởng được xem là điều bình thường. Chính vì vậy, khi thời cơ chín muồi, những người phụ nữ này chọn cho mình cách chạy trốn khỏi các cuộc hôn nhân không hạnh phúc khi con cái đã lớn, khi nỗi ám ảnh về "vết nhơ" đó ngày một nhạt đi.
Một lý do khác khiến tình trạng này gia tăng là chính phủ đã cải thiện vấn đề an toàn tài chính cho phụ nữ sau ly hôn - các tòa án đã siết chặt việc chia đôi tài sản chung cho những người vợ ở nhà làm nội trợ hoàn toàn.
Một phụ nữ - người được giải thoát khỏi cuộc hôn nhân 50 năm với một con bạc hung hăng - cho biết giờ đây bà có thể bắt đầu lại cuộc đời vì tòa án đã chia cho bà gần một nửa tài sản của vợ chồng, dù bà chỉ ở nhà làm nội trợ.
"Tôi đang ở tuổi 70. Ly hôn sau thời gian dài như vậy nghĩa là bạn đã thực sự tuyệt vọng. Giờ đây con trai và con gái tôi nói tôi có thể tìm lại cuộc đời của chính mình", người phụ nữ giấu tên cho biết.
Năm ngoái, tòa án tối cao Hàn Quốc ra điều luật rằng phụ nữ sau ly hôn được hưởng một phần lương hưu và trợ cấp thôi việc tương lai của chồng cũ. Nói cách khác, nước này thừa nhận việc ở nhà nội trợ của phụ nữ là một lao động và người chồng phải trích lương hưu chi trả. Nhờ cải cách này, nhiều phụ nữ chỉ ở nhà nội trợ và chăm con đã mạnh dạn đâm đơn ra tòa.
Việc ly hôn muộn còn được củng cố bởi cơ hội tìm việc làm cho phụ nữ lớn tuổi giờ đây đã dễ dàng hơn, với tỷ lệ người lao động ngoài 50 tuổi đang tiếp tục gia tăng, từ gần 40% vào năm 2010, lên hơn 43% vào năm ngoái.
"Trước kia, ly hôn khi đã có tuổi rồi lại tái hôn được xem là đáng xấu hổ. Giờ đây, người ta có thể tìm một bạn đời mới chung sở thích với mình mà không còn sợ điều tiếng", Kim Mi-yeon, đại diện một cơ quan môi giới hôn nhân lớn nhất tại nước này, cho biết.
Bình luận của bạn