20% dân số Việt Nam mắc các bệnh dị ứng

Dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ xâm nhập đặc biệt là qua đường hô hấp. Thực tế, dị ứng là một trong 4 hình thức của quá mẫn cảm, là phản ứng không thích hợp của hệ thống miễn dịch với những chất bình thường. Các bệnh dị ứng thường bắt đầu trước tuổi 20, tuổi khởi phát trung bình từ 8 đến 11 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở tuổi từ 12 đến 15 và ở thành thị cao hơn nông thôn.

Việc điều trị dị ứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không thể tìm được nguyên nhân. Các bác sĩ phải kê thuốc có thành phần phù hợp với bệnh cảnh để bệnh nhân có thể sử dụng.

Biểu hiện của mày đay

Các chuyên gia y tế đều cho rằng ở mức độ nhẹ dị ứng gây ra các triệu chứng như viêm kết mạc dị ứng, ngứa và chảy nước mũi. Ở thể trung bình, dị ứng có thể gây các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, sung huyết mũi, nhức đầu, giảm khứu giác, gây khó thở... khiến sinh hoạt hàng ngày bất thường, giấc ngủ không được sâu, ảnh hưởng đến việc lao động và học tập của người bệnh.

Đối với dị ứng da, một trong số các loại dị ứng da phổ biến nhất là nổi mề đay. Mề đay là phản ứng của mạch máu trên da với các cơ chế phức tạp có liên quan đến chất histamine, đặc trưng bởi những dát có quầng đỏ chung quanh, thường xảy ra ở bệnh nhân có thể tạng dị ứng. Mề đay xảy ra là do sưng lớp bì nông với triệu chứng chính là ngứa da, nổi mẩn trên da.

Theo thống kê có đến 50% bệnh nhân bị mề đay mãn tính là vô căn.Mề đay rất nguy hiểm đến tính mạng nếu người nổi mề đay cấp tính ở trong tình trạng nặng, rất dễ bị phù thanh quản, khó thở, choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp. Với những người bị mề đay mãn tính, người bệnh có cảm giác khó chịu khi ngứa ngáy, gây rối loạn giấc ngủ, sinh hoạt khó khăn. Bệnh mề đay đôi khi đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nức đầu, sốc phản vệ cần phải xử lý cấp cứu.


CTV1
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn